Phản ứng của sinh viên về hệ thống đánh giá dựa trên lấy ý kiến phản hồ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 163 - 165)

5. Những đóng góp mới của đề tài

5.4. Phản hồi của người tham gia nghiên cứu thử nghiệm và những gợi ý điều chỉnh

5.4.4. Phản ứng của sinh viên về hệ thống đánh giá dựa trên lấy ý kiến phản hồ

hồi của người học

Trên bảng hỏi tác giả đã xây dựng (30 câu, 1½ trang A4) và gửi cho các sinh viên đánh giá, 35% cho rằng số câu hỏi quá nhiều, 30% không đồng ý với ý kiến này và 35%

không nêu ý kiến rõ ràng. Điều này đòi hỏi tác giả tiếp tục nghiên cứu rút gọn bảng

hỏi, với mục tiêu tối đa 20-25 câu hỏi đánh giá từ phía sinh viên. Tuy nhiên, 55% sinh viên cho rằng các câu hỏi được đưa ra là phù hợp và sinh viên có thể trả lời (chỉ 17% không đồng ý và 28% không nêu ý kiến rõ ràng).

Bảng 5.9. Kết quả khảo sát trên các sinh viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm

Câu hỏi (trên thang 5 điểm) Điểm trung bình Số câu hỏi quá nhiều nên trả lời mất trên 5 phút. 3.1

Các câu hỏi quá phức tạp nên khó trả lời. 2.5

Việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên là không cần thiết. 2.5 Việc trả lời phiếu lấy ý kiến gây mất thời gian cho sinh viên. 2.5 Thời điểm trả lời phiếu lấy ý kiến không phù hợp. 3.0 Sinh viên khơng rõ mục đích lấy ý kiến phản hồi. 2.6 Sinh viên thích trả lời phiếu lấy ý kiến trên máy tính hơn trên giấy. 3.1

Nguồn: tính tốn của tác giả

Trong nhóm các câu hỏi sinh viên về ý nghĩa của việc lấy ý kiến phản hồi của người học, đa số sinh viên cho rằng việc này là cần thiết, sinh viên hiểu rõ mục đích của việc lấy phiếu phản hồi và không cho rằng sẽ gây mất thời gian cho họ. Tuy nhiên, con số này chưa hẳn cao (51-56% khẳng định điều này, 21-26% khơng có ý kiến rõ ràng, 19- 24% cho ý kiến ngược lại), do đó tác giả tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của công

tác quảng bá, tuyên truyền mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động lấy ý kiến phản hồi của

người học.

Khi tìm hiểu sâu khía cạnh này, tác giả cũng nhận thấy số liệu thống kê ủng hộ kết quả nghiên cứu định tính tại Chương 2.

Bảng 5.10. Kết quả khảo sát trên các sinh viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm về việc lấy ý kiến phản hồi đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên Tỷ lệ khẳng định đồng ý

Sinh viên năm thứ

1 2 3 4

Việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên là cần thiết. 54% 60% 54% 42%

Việc trả lời phiếu lấy ý kiến không gây mất thời gian cho sinh viên. 72% 60% 52% 39%

Sinh viên nắm rõ mục đích lấy ý kiến phản hồi. 67% 53% 51% 42%

Tỷ lệ khẳng định không đồng ý

Việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên là cần thiết. 28% 20% 24% 36%

Việc trả lời phiếu lấy ý kiến không gây mất thời gian cho sinh viên. 14% 15% 22% 31%

Sinh viên nắm rõ mục đích lấy ý kiến phản hồi. 16% 22% 25% 26%

Nguồn: tính tốn của tác giả

Rõ ràng, sinh viên càng học lâu năm ở trường, càng tỏ ra bi quan về mục đích, ý nghĩa của việc lấy ý kiến phản hồi của người học. Điều này cho thấy việc công bố kết quả đánh giá của giảng viên có thể là cách thức để sinh viên hiểu rõ đánh giá của mình được sử dụng với mục đích gì, và tin tưởng hơn vào hệ thống đánh giá của Trường.

Cuối cùng, khi được hỏi về lựa chọn đánh giá trên giấy hay trên mạng, tác giả nhận được kết quả như sau từ khảo sát sinh viên:

Bảng 5.11. Kết quả khảo sát trên các sinh viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm về so sánh giữa trả lời phiếu trên máy tính và trên giấy

Câu hỏi thích trả lời phiếu lấy ý kiến trên máy tính hơn trên giấy

Sinh viên năm thứ

1 2 3 4 Tổng

Tỷ lệ khẳng định không đồng ý 22% 31% 36% 34% 34% Tỷ lệ khẳng định đồng ý 33% 39% 38% 42% 39%

Tỷ lệ không rõ ý kiến 44% 30% 26% 24% 27%

Nguồn: tính tốn của tác giả

Như vậy, số sinh viên khẳng định ưu tiên trả lời phiếu trên máy tính hơn trên giấy cao hơn so với số khẳng định ngược lại. Đặc biệt, sinh viên năm thứ 2 trở đi có xu hướng

trả lời rõ ràng hơn về ý muốn này, và số sinh viên năm thứ 4 khẳng định đồng ý lên tới 42% (24% không rõ ý kiến, 34% không đồng ý). Tuy sự chênh lệch giữa việc lựa chọn

hai loại hình trả lời phiếu khơng cao, nhưng đã có xu hướng sinh viên ưa thích việc đánh giá trên máy tính hơn. Điều này một lần nữa là minh chứng cho những phân tích

tại Chương 1 về ưu điểm đối với đánh giá trên mạng trong việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên, và là cơ sở tương đối vững chắc để tác giả tiếp tục đề xuất HTTT quản lý và hỗ trợ đánh giá trên mạng, kèm theo những biện pháp hỗ trợ để tăng tỷ lệ phản hồi của sinh viên.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 163 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)