Các đặc trưng hoạt động của giảng viên các trường đại học khối kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 52 - 56)

5. Những đóng góp mới của đề tài

2.1. Đặc điểm hoạt động của giảng viên các trường đại học khối kinh tế

2.1.2. Các đặc trưng hoạt động của giảng viên các trường đại học khối kinh tế

Có thể khái quát một số vấn đề nổi trội về giảng viên của các trường đại học khối kinh tế trong bối cảnh hiện nay như sau:

2.1.2.1. Áp lực của quy mô đào tạo đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các đại học khối kinh tế

Cùng với sự phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, nhu cầu đào tạo sinh viên khối ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý liên tục gia tăng. Các trường truyền thống liên tục mở rộng quy mô đào tạo, nhiều trường đại học khối kinh tế (cơng lập và dân lập) mới ra đời, góp phần đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên/giảng viên của các trường thuộc khối này hiện rất cao, trung bình 64,8 sinh viên/giảng viên ở nhóm 7 trường cơng lập được thành lập trước năm 1990 (Phan Thủy Chi, 2008). Tỷ lệ này cao gấp 2 lần mức trung bình của khối đại học trong cả nước (29 sinh viên/giảng

viên – Nguyễn Thanh Hà (2010)), và gấp 3 lần tiêu chuẩn đề ra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (20-25 sinh viên/giảng viên), chưa kể nếu so với các trường đại học nước

ngoài. Điều này cho thấy sự thiếu hụt về số lượng giảng viên trong các trường đại học khối kinh tế là rất lớn, đồng thời đây cũng là áp lực lớn đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trong các đại học khối kinh tế. Số liệu thống kê

của Nguyễn Minh Hà (2010) cho thấy số giờ giảng của giảng viên các đại học khối kinh tế rất lớn so với số giờ nghiên cứu khoa học do thời gian nghiên cứu giảm xuống

2.1.2.2. Trình độ của giảng viên các đại học khối kinh tế

Theo thống kê của tác giả, số lượng giảng viên trong 11 trường đại học khối kinh tế được thành lập trước năm 2000 đạt học vị thạc sĩ trở lên chiếm gần 67%, và tiến sĩ trở

lên chiếm gần 21%, một tỉ lệ khá cao so với mặt bằng chung của cả nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh Nhà nước đặt mục tiêu đến năm 2010 hồn tồn chấm dứt tình trạng

“cử nhân dạy đại học”, 100% số giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, và từ năm 2015 sẽ có 100% giảng viên đạt trình độ tiến sĩ trở lên (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006), thì thực tế vẫn cho thấy áp lực của quy mô đào tạo khiến mục tiêu này chưa thể trở thành hiện thực.

Bảng 2.1. Thống kê giảng viên của một số trường đại học khối kinh tế

Giáo sư Phó

giáo sư Tiến sĩ Thạc sĩ Tổng số

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 17 124 175 439 807

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 7 41 112 368 576

Trường Đại học Thương mại 2 37 46 325 617

Học viện Ngân hàng 1 3 57 244 520

Trường Đại học Ngoại thương 1 22 76 396 530

Học viện Tài chính 2 37 83 248 497

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 9 46 199 286

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 3 16 51 151 238

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội 1 20 77 80 251

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế 15 24 113 221

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh -

Đại học Thái Nguyên 6 24 186 318

Tổng 34 330 771 2749 4861

Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên số liệu công khai trên website của các trường đại học

Số lượng giảng viên có học hàm giáo sư và phó giáo sư ở các trường đại học khối kinh tế rất thấp: số giáo sư chiếm chưa đến 1% tổng số giảng viên và số phó giáo sư chiếm

gần 7% tổng số giảng viên. Thêm vào đó, số tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư tập trung chính

ở hai trường đại học kinh tế lớn nhất nước: Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội và Đại

học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: số giáo sư của hai trường chiếm 71% của cả 11 trường, số phó giáo sư chiếm 50%, số tiến sĩ chiếm 37%. Tuy nhiên, ngay cả hai trường này vẫn thiếu hụt giảng viên nói chung và giảng viên có trình độ tiến sĩ nói riêng.

Vấn đề học hàm, học vị của đội ngũ giảng viên không chỉ là vấn đề chỉ tiêu đề ra của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà quan trọng hơn, nó ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy

2.1.2.3. Sự hạn chế về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế

Cùng sự chuyển đổi nền kinh tế, yêu cầu về hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế có sự khác biệt khá lớn so với các trường đại học khối kỹ thuật và nhiều khối khác. Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới đã có những bước chuyển biến lớn từ thời kỳ cơng nghiệp hóa chuyển sang thời

kỳ của nền kinh tế tri thức. Hội nhập kinh tế quốc tế và sự lan tỏa của tồn cầu hóa là xu thế khơng thể cưỡng lại, dẫn đến những thay đổi cơ bản trong các nguyên lý quản lý kinh tế nói riêng và kiến thức trong lĩnh vực kinh tế - kinh doanh nói chung. Điều

này lại đòi hỏi những cách tiếp cận mới mẻ, linh hoạt trong nội dung và phương pháp giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học của giảng viên khối kinh tế. Ví dụ như phải chú trọng phát triển phương pháp tư duy sáng tạo và linh hoạt, các kỹ năng của người học trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và luôn biến đổi; hoặc nghiên cứu khoa

học phải chuyển từ cách tiếp cận của chủ nghĩa duy lý - cảm tính sang chủ nghĩa khách quan với các phương pháp nghiên cứu khoa học đảm bảo giá trị và độ tin cậy của kết

quả nghiên cứu. Nhưng để các giảng viên có thể tiếp cận, sử dụng những kiến thức,

phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học mới, thì ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) và tin học trở thành những công cụ vô cùng quan trọng. Đồng thời các hoạt động giao lưu, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên với các trường đại học nổi tiếng trên thế giới và trong khu vực là yêu cầu bắt buộc.

Tuy nhiên, thực trạng tại các trường đại học khối kinh tế cho thấy những hạn chế nhất

định:

Trong giảng dạy, phương pháp “lấy thầy làm trung tâm” vẫn tồn tại ở một thế hệ giảng

viên kỳ cựu, nhiều giảng viên thiếu kiến thức thực tế và khả năng thực hành trong giảng dạy… Bởi vậy, có thể nhận định rằng, mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành Đề án Đổi mới giáo dục đào tạo Việt Nam giai đoạn 2006-2010, với mục tiêu là thay đổi

toàn diện cách dạy và học trong các trường đại học Việt Nam. Tuy nhiên, đào tạo đại

học khối kinh tế nói chung và chất lượng giảng viên đại học khối kinh tế nói riêng vẫn chưa theo kịp sự phát triển của đất nước cũng như yêu cầu của thời đại. Theo Phan

Thủy Chi (2008), có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, từ mức thu nhập giảng viên thấp, áp lực quy mô đào tạo lớn, cơ sở vật chất trường học không đảm bảo…

Trong nghiên cứu khoa học, sự tụt hậu của khối kinh tế, kinh doanh và quản lý ở Việt

Nam đang ở mức báo động. Thống kê của Hoàng Mạnh Thắng (2013) từ cơ sở dữ liệu ISI Web of Science của Thomson Reuters cho thấy: số bài báo khoa học của Việt Nam

được đăng tải quốc tế ở khối khoa học kỹ thuật và tự nhiên gấp gần 10 lần số bài của

được xếp vào các danh mục 300 đại học hàng đầu châu Á là Đại học Bách khoa Hà

Nội hoặc hai Đại học Quốc gia Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa là những trường không chuyên về đào tạo khối kinh tế, kinh doanh và quản lý (QS World

University Rankings, 2014). Ngay cả khi chưa nói đến tầm quốc tế, thì thực trạng

nghiên cứu khoa học của giảng viên khối kinh tế cũng còn nhiều bất cập, thể hiện ở

phần lớn kết quả nghiên cứu khơng có đơn vị thụ hưởng hay địa chỉ sử dụng. Theo

Nguyễn Thị Cành (2010) và Nguyễn Minh Hà (2010), nguyên nhân của thực trạng này xuất phát cả từ yếu tố chủ quan của đội ngũ giảng viên và yếu tố khách quan từ phía cơ sở đào tạo và cơ chế chính sách.

Yếu tố chủ quan từ phía đội ngũ giảng viên:

‒ Hạn chế về phương pháp nghiên cứu: cách tiếp cận chủ yếu là dựa trên tài liệu quá khứ, tổng hợp lại các ý kiến đã có trước ở đâu đó (làm cơng việc

giống như là một nhà báo hơn là nhà nghiên cứu), thiếu sự nghiên cứu khám phá tìm tịi mới, nhằm làm tăng giá trị gia tăng, ý nghĩa khoa học, luận cứ khoa học hay điểm mới của các kết quả nghiên cứu.

‒ Thời gian dành cho nghiên cứu của giảng viên không nhiều, do thiếu say mê cho nghiên cứu và áp lực giảng dạy lớn.

‒ Trình độ ngoại ngữ không đủ để tham khảo tài liệu quốc tế cũng như tham

gia các hoạt động trao đổi quốc tế.

Yếu tố khách quan từ phía cơ sở đào tạo và cơ chế chính sách:

‒ Mức kinh phí đề tài thấp nên những nghiên cứu thực nghiệm (điều tra khảo sát, khám phá thực tiễn…) khó thực hiện.

‒ Môi trường học thuật và trao đổi khoa học hạn chế.

‒ Các chế tài đối với nghĩa vụ giảng viên tham gia nghiên cứu chưa cao.

2.1.2.4. Vấn đề đạo đức và lối sống của giảng viên

Cơ chế thị trường dường như khiến mức độ tâm huyết với nghề của một bộ phận giảng viên Việt Nam còn hạn chế, dẫn đến nhiều tiêu cực trong thi cử, học hành như mua bán điểm dưới các hình thức khác nhau, bỏ tiết – giảm giờ giảng, thiếu nghiêm túc

trong việc đảm bảo nội dung giảng dạy. Điều này dường như lại thể hiện rõ nét hơn hết

ở các trường đại học khối kinh tế.

Trong nghiên cứu khoa học, “đạo văn” không phải là hiện tượng hiếm gặp, sự dễ dãi trong nghiên cứu và đánh giá nghiên cứu của khối kinh tế đang rất phổ biến. Điều này có thể xuất phát từ phương pháp nghiên cứu khoa học chưa chuẩn mực (ví dụ, thiếu trích dẫn tài liệu tham khảo), tiêu chuẩn đánh giá chưa rõ ràng, nhưng cũng có nhiều

phần nguyên nhân từ việc thiếu hiểu biết và nhận thức về đạo đức nghiên cứu khơng

được giữ gìn. Ví dụ, việc tổ chức, đánh giá nghiệm thu đề tài trong nhiều trường hợp

cịn mang tính cả nể, ca ngợi nhiều hơn là bình luận phê phán (Nguyễn Thị Cành, 2010). Khi đó, đánh giá khơng cịn dựa trên giá trị khoa học của nghiên cứu mà là trên uy tín và tên tuổi của chủ nhiệm đề tài.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)