Gợi ý trọng số của từng loại hoạt động và khía cạnh đánh giá

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 105 - 109)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.4. Đề xuất thang điểm đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của

3.4.1. Gợi ý trọng số của từng loại hoạt động và khía cạnh đánh giá

Các trường đại học khối kinh tế hiện nay chủ yếu được phân nhóm thành hai loại theo

định hướng phát triển của trường: các trường đại học định hướng nghiên cứu và các

trường đại học định hướng giảng dạy. Tùy định hướng này mà trọng số của hai loại

hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học có thể nghiêng về hoạt động nghiên cứu

(với trường định hướng nghiên cứu) hoặc nghiêng về hoạt động giảng dạy (với trường khơng có định hướng nghiên cứu). Ví dụ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã xác định chiến lược dài hạn hướng về trường đại học nghiên cứu thì giai đoạn này nên đặt

trọng số 0,6 cho hoạt động nghiên cứu và 0,4 cho hoạt động giảng dạy.16

16 Theo Nguyễn Đức Hiển (2013), một yêu cầu về đội ngũ giảng viên của một đại học nghiên cứu là thời gian dành cho nghiên cứu chiếm trung bình 50% tổng thời gian quy định của chế độ làm việc tại trường đại học. Tuy nhiên, để thúc đẩy một trường đại học tiến tới định hướng nghiên cứu thì ngay từ bây giờ, trọng số đối với hoạt động nghiên cứu nên cao hơn so với hoạt động giảng dạy, như một cách thức khuyến khích giảng viên chỉ giữ mức giờ giảng tối thiểu và tham gia nhiều vào hoạt động nghiên cứu hơn.

Trong mỗi hoạt động, tùy việc cơ sở đào tạo quan tâm đánh giá mặt chất lượng hoạt động hay kết quả hoạt động, mà trọng số cho mỗi phần có thể khác nhau. Ví dụ, trong điều kiện thực tiễn của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tác giả gợi ý trọng số 0,8-

0,2 (với hoạt động giảng dạy) và 0,3-0,7 (với hoạt động nghiên cứu) tương ứng với

mỗi phần đánh giá năng lực và kết quả hoạt động, với các lý do như sau:

‒ Đối với hoạt động giảng dạy, trọng số nghiêng hẳn về đánh giá năng lực vì

Trường đã đặt định hướng đại học nghiên cứu nên những tiêu chí hồn thành

số giờ giảng, số lớp giảng phải tính sau những tiêu chí thể hiện chất lượng giảng dạy.

‒ Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, trọng số nghiêng về đánh giá kết

quả. Theo kết quả nghiên cứu định tính mà tác giả đã tiến hành, điều này một phần vì đánh giá khung năng lực trong nghiên cứu rất khó khăn (do hoạt động nghiên cứu tương đối độc lập, ít thể hiện ra bên ngồi so với hoạt động

giảng dạy), một phần vì thực tế là kết quả nghiên cứu được giảng viên và các cơ sở đào tạo quan tâm nhiều hơn. Tuy vậy, việc đánh giá chất lượng sản

phẩm nghiên cứu được cơng bố tại Việt Nam cịn là vấn đề gây tranh cãi, nên tác giả không thể bỏ qua phần đánh giá năng lực đối với hoạt động nghiên

cứu khoa học.

3.4.1.1. Nhận xét về đánh giá năng lực

Riêng đối với phần đánh giá năng lực, qua kết quả nghiên cứu định tính, tác giả nhận thấy tất cả các giảng viên được phỏng vấn đều xem trọng yếu tố thái độ trong khung

năng lực, thậm chí có ý kiến cho rằng “phần này cần cho điểm cao nhất”. Với thực

trạng xã hội dường như đang phê phán vấn đề đạo đức, lối sống của một bộ phận giảng viên đại học trong cơ chế thị trường (như đã nêu tại mục 2.1.2), tác giả cũng đồng

thuận với quan điểm nên ưu tiên trọng số của mặt “thái độ” trong thang đo năng lực.

Tuy nhiên, do khơng có cơ sở cho điểm phần thái độ vượt trội hơn quá nhiều so với

các mặt kiến thức, kỹ năng, cũng như khơng có cơ sở cho việc so sánh giữa các mặt kiến thức và kỹ năng, vì vậy tác giả gợi ý trọng số cho các mặt kiến thức, kỹ năng, thái

độ trong từng hoạt động lần lượt là 0.3 - 0.3 - 0.4. Còn lại, các tiêu chuẩn cùng nằm

trong một biểu hiện năng lực hoạt động được tính trọng số bình qn và các tiêu chí

cùng nằm trong một tiêu chuẩn được tính trọng số bình quân.

Bảng 3.6. Bảng gợi ý trọng số đánh giá theo từng loại hoạt động và khía cạnh đánh giá

Hoạt động Loại Tổng Kiến thức Kỹ năng Thái độ Tổng

Chung

Kết quả 0.2 Nghiên cứu khoa học 0.6 Năng lực 0.3 0.3 0.3 0.4 Kết quả 0.7 Phân rã

Giảng dạy Năng lực 0.096 0.096 0.128 0.32

Kết quả 0.08 0.08 Nghiên cứu khoa học Năng lực 0.054 0.054 0.072 0.18 Kết quả 0.42 0.42 Tổng 1

Nguồn: đề xuất của tác giả

3.4.1.2. Nhận xét về đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

Phần đánh giá hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy tương đối dễ dàng, nhưng phân tích

nghiên cứu định tính cho thấy đánh giá kết quả nghiên cứu không đơn giản như vậy. Để đảm bảo vẫn bao hàm hầu hết các sản phẩm nghiên cứu của giảng viên, đồng thời

giảm bớt sự phức tạp trong việc thống kê những loại sản phẩm còn gây tranh cãi và có thể khơng thể hiện được thực chất hoạt động, như đã nêu tại mục 3.3.5, tác giả đề xuất chỉ đánh giá những loại hình nghiên cứu và cụ thể hóa phân loại như sau:

Đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được nghiệm thu, chia theo:

o Cấp độ: Nhà nước / Nghị định thư; Bộ, Ngành, Tỉnh/TP; Cơ sở trọng điểm;

Cơ sở bằng tiếng Anh; Cơ sở

o Mức độ tham gia: Chủ trì chính; Đồng chủ trì hoặc chủ trì nhánh; Thư ký

chính; Thư ký nhánh; Viết chính (của một nhánh với đề tài cấp Nhà nước);

Khác

o Kết quả nghiệm thu: Xuất sắc / Tốt, Khá, Đạt yêu cầu

Bài báo đăng tạp chí khoa học, chia theo:

o Cấp độ: Tạp chí quốc tế trong danh mục ISI, Tạp chí quốc tế trong danh mục Scopus, Tạp chí quốc tế khác, Tạp chí trong nước bằng tiếng Anh, Tạp chí trong nước bằng tiếng Việt (được Hội đồng GSNN tính đến 1 điểm cơng

trình), Tạp chí trong nước bằng tiếng Việt (được Hội đồng GSNN tính đến

0.5 điểm cơng trình), Tạp chí trong nước bằng tiếng Việt (được Hội đồng

GSNN tính đến 0.25 điểm cơng trình).

o Mức độ tham gia: Đứng tên độc lập, Đứng tên thứ nhất, Đứng tên thứ 2, Đứng tên thứ 3 trở đi

o Cấp độ: Hội thảo quốc tế được tổ chức tại các nước OECDs, Hội thảo quốc tế

được tổ chức tại các nước ngồi OECDs và khơng phải Việt Nam, Hội thảo

quốc tế được tổ chức tại Việt Nam, Hội thảo quốc gia, Hội thảo cơ sở

o Mức độ tham gia: Đứng tên độc lập, Đứng tên thứ nhất, Đứng tên thứ 2, Đứng tên thứ 3 trở đi

Các phát minh sáng kiến được ứng dụng vào giảng dạy và nghiên cứu, được

ghi nhận qua Hội đồng thi đua, khen thưởng, chia theo:

o Cấp độ: Ứng dụng toàn quốc, Ứng dụng toàn trường, Ứng dụng trong đơn vị o Mức độ tham gia: Phát minh sáng kiến độc lập, Phát minh sáng kiến của tập

thể

Sách được xuất bản, chia theo:

o Cấp độ: Chuyên khảo; Giáo trình (phát hành lần đầu); Tài liệu biên dịch;

Giáo trình (tái bản); Tư liệu giảng dạy khác

o Mức độ tham gia: Chủ biên, Đồng chủ biên, Viết chính (trên 50%), Tham gia viết từ 30-50%, Tham gia viết dưới 30%

o Kết quả nghiệm thu: Xuất sắc / Tốt; Khá; Đạt yêu cầu

Tham gia các hoạt động trao đổi khoa học quốc tế, chia theo:

o Cấp độ: Hội thảo quốc tế được tổ chức tại các nước OECDs; Hội thảo quốc tế

được tổ chức tại các nước ngoài OECDs; Học hỏi kinh nghiệm tại các nước

OECDs; Học hỏi kinh nghiệm tại các nước ngoài OECDs o Mức độ tham gia: Chủ trì đồn, Độc lập, Thành viên đoàn

Hướng dẫn khoa học, chia theo:

o Cấp độ: Luận án tiến sĩ bảo vệ thành công; Luận văn thạc sĩ được đánh giá

xuất sắc (từ 9.0 điểm trở lên); Cơng trình nghiên cứu khoa học sinh viên đạt

giải quốc gia; Cơng trình nghiên cứu khoa học sinh viên đạt giải cấp trường o Mức độ tham gia: Độc lập, hướng dẫn 1, hướng dẫn 2

Trọng số cho từng loại hình nghiên cứu được tác giả xây dựng dựa trên quy định về tính giờ nghiên cứu khoa học hiện hành của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2011), tuy nhiên tác giả điều chỉnh nâng điểm của các sản phẩm công bố quốc tế theo kết quả nghiên cứu định tính. Cụ thể bảng trọng số gợi ý được mô tả tại Phụ lục 5.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)