5. Những đóng góp mới của đề tài
2.3. Thực trạng đánh giá hoạt động của giảng viên tại các trường đại học khối kinh
2.3.2. Đánh giá giảng viên thông qua lấy ý kiến phản hồi của người học
Hoạt động lấy ý kiến phản hồi của người học tại các trường được thực hiện độc lập bởi Phòng/Ban/Trung tâm Khảo thí của trường theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mức độ áp dụng của mỗi trường là khác nhau, toàn bộ hoặc chọn mẫu (ngẫu nhiên
hoặc theo yêu cầu của Trường), theo định kỳ hoặc ở mọi môn học, chỉ hệ chính quy
hoặc cả các hệ khác, ở tất cả các lớp hoặc chỉ những lớp có sĩ số trên 50…
Theo nhìn nhận của các giảng viên được phỏng vấn, nguồn đánh giá này có một số ưu
điểm. Kết quả đánh giá ít nhiều cũng phản ánh phần nào hoạt động giảng dạy, như
“chỉ ra những trường hợp đặc biệt giảng viên không đảm bảo tuân thủ giờ giấc giảng
dạy, có những lời lẽ văn phong khơng tốt trên lớp”, cho thấy một số giảng viên “có sáng tạo để đỡ khô cứng, mệt mỏi trong quá trình học” (trích lời một giảng viên ĐHKTQD). Điều này dẫn tới áp lực “yêu cầu giảng viên thay đổi bài giảng cho hấp
dẫn” (giảng viên ĐHKT-ĐHQGHN), hoặc khiến một số thầy cơ “cũng có sự điều
chỉnh, đó cũng là tác động tốt” (giảng viên ĐHKTQD). “So với đồng nghiệp đánh giá, sinh viên nhiều khi đáng giá chính xác hơn vì khơng định danh, kênh của sinh viên là kênh tốt” (giảng viên ĐHNT). Ngay cả các sinh viên được phỏng vấn cũng cho rằng
việc lấy ý kiến phản hồi của người học là cần thiết, vì “tiếp cận với những cái đấy,
mình có thể hiểu hơn công việc của những người giảng dạy phải làm, không đơn thuần chỉ là phân công các thầy cô đi giảng dạy là thôi, mà còn cần quan tâm đến chất
lượng” (trích lời sinh viên ĐHKTQD). Như lời tổng kết của một giảng viên về hình
thức sinh viên đánh giá, “bản thân người học viên cảm nhận thấy người ta có ý kiến đánh giá, được thể hiện mong muốn của người ta, như vậy người ta sẽ tích cực hơn
trong quá trình tham gia đánh giá. Giảng viên cũng cảm nhận được chuyện này, cán bộ quản lý cũng cảm nhận được kết quả này, cũng là cái làm người ta thay đổi.” (trích lời Phó Hiệu trưởng ĐHKTQD).
Tuy vậy, theo quan điểm chung của các giảng viên, đánh giá của sinh viên tại các
trường đại học hiện không hiệu quả, thể hiện trên nhiều mặt cụ thể như sau:
Hình thức thu thập thông tin chủ yếu là phát phiếu, chỉ riêng ĐHKTQD và ĐHNT có kênh đánh giá qua mạng. Hình thức đánh giá qua phiếu khiến các trường phải nhập
liệu thủ công, hoặc phải “bỏ quá nhiều cơng sức, có một kế hoạch, phát giấy, chạy phần mềm, quét tự động, mã vạch…” (giảng viên HVNH). Hình thức đánh giá qua
mạng giúp việc thu thập, thống kê dữ liệu rất nhanh chóng, tuy nhiên nhược điểm
chính là hiện nay việc đánh giá qua mạng là tự nguyện (khơng có chế tài bắt buộc sinh viên phải đánh giá), mang tính chọn mẫu ngẫu nhiên. Với tâm lý sinh viên Việt Nam
trong bối cảnh ngay nay, các giảng viên cho rằng việc này sẽ dẫn đến kết quả đánh giá sai lệch vì “sự quan tâm của sinh viên ít dẫn đến tần suất đánh giá chưa tốt” (giảng
viên ĐHKTQD), “người vào đánh giá chỉ hoặc yêu quý hoặc ghét thầy cô" (giảng viên
ĐHNT). Nhận định trên cũng rất có cơ sở nếu so sánh với kết quả phỏng vấn sinh
hơn. Nhưng trong trường hợp đánh giá qua mạng, sinh viên cho rằng “không đánh giá cũng không sao”, hoặc “em đã từng thử khơng đánh giá, vì khơng có gì ràng buộc gì
nên tâm lý cũng thoải mái”. Kết quả như chính các sinh viên nhận xét, “việc đánh giá
cũng tùy sinh viên từng năm… Về sau em biết không đánh giá cũng không sao cả nên không đánh giá nữa. Lượng bài đánh giá Nhà trường nhận được nhiều chủ yếu là của sinh viên năm thứ nhất” (sinh viên ĐHKTQD).
Thời gian lấy ý kiến sinh viên cũng khá đa dạng ở các trường, hoặc vào buổi cuối của môn học (ĐHTM), kéo dài từ khi gần học xong đến sau kì thi (ĐHNT, ĐHKTQD), sau khi sinh viên thi xong hoặc học xong buổi cuối (ĐHKT-ĐHQGHN), sau khi sinh viên thi xong, thậm chí khi sinh viên đã học sang môn khác (HVTC), khi sinh viên mới học 2/3 môn học (HVNH). Theo các giảng viên, mỗi trường có quan điểm riêng về đánh
giá, ví dụ nơi muốn việc đánh giá thật chính xác (đánh giá trước khi thi, sinh viên vẫn nhớ/ấn tượng về giảng viên), nơi lại muốn sinh viên không bị áp lực của thi cử đối với
đánh giá (đánh giá sau khi thi). Tuy nhiên, mỗi hình thức đều có điểm hạn chế, ví dụ đánh giá trước khi thi thì kết quả đánh giá “bị nhiễu vì chuyện đảm bảo thi cử” (giảng
viên ĐHKTQD), còn đánh giá sau khi thi lại dẫn đến “hiện tượng lấy phiếu muộn, nhớ nhớ quên quên” (giảng viên HVNH). Một ý kiến của sinh viên thì cho rằng, để đánh
giá chính xác và hiệu quả thì “thời điểm lấy phiếu nên sau 2 hoặc 5 tuần học nên lấy
phiếu để giáo viên điều chỉnh” ngay trong quá trình giảng dạy đối với lớp, bởi lẽ “đánh giá từng mơn học cho từng giáo viên một, vì vậy xác suất để mình gặp lại thầy cơ đó là thấp hoặc là khơng”. Điều đó hàm ý mong muốn của sinh viên là việc đánh giá phải
mang đến những điều chỉnh ngay lập tức trong hoạt động giảng dạy của giảng viên, thì mới có ý nghĩa với sinh viên. Nhưng nói chung, các sinh viên được phỏng vấn đồng thuận ở việc nên lấy phiếu trước khi thi. Vì nếu để đến sau kỳ thi, các em cho rằng “có nhiều mơn có thể khơng nhớ về mơn đó”, hoặc “điểm đánh giá sẽ khơng được khách quan vì đã nhìn thấy điểm, hoặc đánh giá sau khi thi thì lại nhìn đề để đánh giá giáo
viên, nên chắc thời điểm kết thúc môn học là hợp lý nhất” (sinh viên ĐHKTQD). Việc sử dụng kết quả đánh giá của sinh viên cũng là mối băn khoăn của những người
được phỏng vấn.
(1)Từ góc độ nhà quản lý, tất cả các trường chỉ coi kết quả này mang tính chất
tham khảo dù việc thu thập và xử lý thơng tin khá tốn kém. Phịng/Ban/Trung tâm Khảo thí gửi kết quả đánh giá theo các tiêu chí cho cá nhân giảng viên được
đánh giá và Khoa (ĐHTM, HVNH) hoặc Bộ môn (HVTC, ĐHKTQD) theo
nguyên tắc bảo mật thông tin. Tuy vậy, nhà quản lý không sử dụng kết quả này
để có khuyến khích, động viên, khen thưởng với giảng viên được đánh giá tốt,
(2)Từ góc độ các giảng viên – người được đánh giá, đa phần cho rằng kết quả đánh
giá không hợp lý, do vậy “ít người quan tâm, hầu như khơng có giá trị, ít giảng viên sử dụng để điều chỉnh bản thân” (giảng viên ĐHNT).
Lý do cho việc này nằm ở những hạn chế của nguồn đánh giá dựa trên ý kiến phản hồi của sinh viên, được nêu ra rất nhiều qua các cuộc phỏng vấn mà tác giả đã tiến hành. Bên cạnh một số yếu tố gây ra bởi thời gian và hình thức đánh giá như đã nêu ở trên, ở tất cả các trường đại học khối kinh tế tại Hà Nội hiện nay, các giảng viên đồng thuận ở một số vấn đề sau:
(1)Kết quả đánh giá phụ thuộc chủ yếu vào mức độ quan tâm và tư duy đánh giá của sinh viên.
Các ý kiến đồng thuận cho rằng, thường năm đầu sinh viên còn quan tâm đến
việc đánh giá, về sau mức độ giảm dần, bởi lẽ “sinh viên đa phần chưa có ý
thức với chuyện đánh giá, chưa xác định đây là một quyền lợi của họ” (giảng
viên ĐHKTQD). Hơn thế, các giảng viên cho rằng, “người Việt Nam tư duy về
đánh giá chưa ổn. Nếu dạy quá khắt khe lại khiến sinh viên không quý trọng.
Giả sử dạy nghiêm, cho 1/3 lớp điểm thấp thì phiếu đánh giá của sinh viên rất thấp” (giảng viên ĐHKT-ĐHQGHN). Thậm chí, có giảng viên bức xúc nói
rằng: “Tôi chứng kiến nhiều giáo viên lúc đầu dạy chán, nhưng rồi họ điều
chỉnh để sinh viên thích, vui vẻ, nhẹ nhàng, bớt khắt khe, cho điểm dễ, dù kiến thức truyền đạt có thể vẫn có vấn đề” (giảng viên ĐHKT-ĐHQGHN). Cũng có giảng viên thổ lộ “Ví dụ trong bộ mơn chị, có chị giảng rất tốt, nhưng vì rất nghiêm túc nên sinh viên đánh giá thấp. Dù giao tiếp rất ổn, nhưng làm đúng,
nghỉ học khơng cho thi… thì nhiều khi sinh viên lại khơng thích” (giảng viên
ĐHKTQD). Những khía cạnh này có thể “tạo nhiễu” trong kết quả đánh giá của
sinh viên.
Một lần nữa, qua kết quả phỏng vấn sinh viên, tác giả nhận thấy băn khoăn của giảng viên là có cơ sở. Một mặt, các sinh viên trả lời đều chưa thực sự nắm rõ mục đích của việc trả lời phiếu lấy ý kiến người học, lại không được cung cấp
thông tin về kết quả đánh giá, thậm chí có sinh viên cho rằng “em cũng khơng chắc bảng đánh giá đó có được chuyển tới giảng viên hay không”. Khi bản thân người đánh giá hồi nghi về mục đích và hiệu quả của việc đánh giá, thì sự
quan tâm và nghiêm túc trong đánh giá không thể cao. Sinh viên trả lời phỏng vấn nhận xét rằng “có nhiều bạn làm theo kiểu qua loa vì việc này khơng bắt buộc, hoặc thậm chí là khơng làm”. Mặt khác, như một sinh viên thổ lộ, “em thấy để khách quan đánh giá rất khó”, có trường hợp “có cảm tình với thầy cô
trường hợp thầy cô giảng rất hăng say nhưng khơng tạo được cảm tình cho
mình nên mình cũng khơng biết đánh giá thế nào, vì cơng sức thầy cơ bỏ ra đương nhiên là có rồi nhưng mình lại khơng có cảm tình để đánh giá cao những
kiến thức thầy cơ giảng cho mình” (sinh viên ĐHKTQD).
(2)Các tiêu chí đánh giá chưa hợp lý.
Mặc dù mẫu phiếu đánh giá của sinh viên ở mỗi trường khác nhau, với những tiêu chí khác nhau, số câu hỏi khác nhau, tuy nhiên theo nhìn nhận của các giảng viên, những phiếu hỏi này vẫn chỉ mang tính chất thủ tục, rất chung chung. Những phiếu hỏi chưa nêu bật được những tiêu chí để có thể so sánh các giảng viên, đặc biệt về hàm lượng khoa học trong giảng dạy, để có thể “đánh
giá được sự lao động, cống hiến, đóng góp của mỗi người trong một môn học,
một lớp học” (giảng viên ĐHKTQD). Lý do một phần là vì khi xây dựng phiếu hỏi, đa phần các Khoa, Bộ môn cho rằng về kiến thức “thì học sinh khơng thể
đánh giá được thầy dạy tốt hay không tốt”, nhiều câu hỏi bị lược do tính “nhạy
cảm”. Ngay cả các sinh viên được phỏng vấn cũng cho rằng “mình là người đi học, mình là người thấp hơn thì làm sao đánh giá được người cao hơn về
chuyên môn của họ” (sinh viên ĐHKTQD). Bởi vậy, các phiếu hỏi mới dừng ở
đánh giá phong cách giảng dạy và sự tuân thủ quy định, trong khi đây “chỉ là
mức cơ bản, mức tối thiểu, nó khơng đánh giá được nhiều” (giảng viên ĐHKTQD).
Một số ý kiến khác lại cho rằng, mẫu phiếu hiện nay khơng có thang điểm
chuẩn mà chỉ so sánh tương đối giữa các giảng viên, nhưng “so sánh như thế
chẳng nói lên điều gì”, “mang tính cảm tính nhiều q”. Mặt khác, theo nhận
xét của một giảng viên, có những câu hỏi chắc chắn khiến sinh viên “tích bừa” vì q trừu tượng, ví dụ như câu hỏi đánh giá việc “giảng viên giúp sinh viên vượt qua sự e ngại và có niềm tin trong học tập”(giảng viên HVNH).
(3)Cách đánh giá chưa hợp lý
Một số giảng viên cho rằng các phiếu hỏi định lượng thực chất chưa phản ánh được vấn đề, đánh giá khơng sâu. Có hai quan điểm được phản ánh ở đây. Một
là muốn đánh giá hiệu quả thì phải qua phỏng vấn, có thể không phải cả lớp mà một số sinh viên đại diện, để tìm rõ ưu nhược điểm trong hoạt động giảng dạy
của giảng viên và nguyên nhân của chúng. Hai là việc đánh giá phải trực tiếp
giữa thầy và trị ngay trong q trình học, để giảng viên nhận thức rõ điểm chưa
ổn trong hoạt động giảng dạy của bản thân, để có sự điều chỉnh ngay đối với
nhận được khó khăn của cả hai cách tiếp cận này trong điều kiện quy mô đào
tạo số lớn ở các trường đại học khối kinh tế hiện nay.
Bởi những lý do nêu trên, đa số giảng viên cho rằng, dù đây là một kênh đánh giá quan trọng, nhưng nếu không cải thiện được các tiêu chí đánh giá và kiểm soát sai lệch
trong tư duy đánh giá của sinh viên (đặc biệt là tăng tính trách nhiệm của người học đối với việc trả lời phiếu), thì đây chỉ nên là một kênh tham khảo.