Thang điểm cho từng loại hoạt động

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 110 - 111)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.4. Đề xuất thang điểm đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của

3.4.3. Thang điểm cho từng loại hoạt động

Trên cơ sở các nhóm trọng số được đề xuất trên đây, tác giả xây dựng cách tính điểm

đánh giá hoạt động của giảng viên như sau:

3.4.3.1. Hoạt động giảng dạy

* Năng lực giảng dạy (chiếm 80% tổng điểm giảng dạy) thể hiện qua đánh giá khung năng lực được 4 nguồn đánh giá (sinh viên đánh giá, giảng viên tự đánh giá, đồng

nghiệp đánh giá và người quản lý đánh giá) qua 3 nhóm tiêu chí của khung năng lực: kiến thức (chiếm 30% điểm năng lực giảng dạy), kỹ năng (chiếm 30% điểm năng lực giảng dạy) và thái độ (chiếm 40% điểm năng lực giảng dạy).

Tùy mục tiêu đánh giá của tổ chức, các tiêu chí có thể rút bỏ hoặc bổ sung, nhưng

nguyên tắc chung là tính điểm theo từng nhóm tiêu chí và quy đổi tổng điểm về thang điểm 10. Tổng điểm năng lực giảng dạy bằng trung bình gia quyền điểm đánh giá từ

các nguồn và các nhóm tiêu chí nêu trên.

* Hồn thành nhiệm vụ giảng dạy (chiếm 20% tổng điểm giảng dạy):

‒ Trường định hướng nghiên cứu: giảng viên đạt đủ 10 điểm nếu đảm bảo đúng nhiệm vụ được giao về số giờ giảng, số lớp giảng; vượt mức nhiệm vụ

‒ Trường định hướng giảng dạy: Nếu số giờ giảng đủ theo tiêu chuẩn thì giảng viên đạt 5 điểm; vượt mức giờ giảng được tính điểm gia tăng; dưới mức tiêu

chuẩn bị trừ điểm.

* Tổng điểm hoạt động giảng dạy = Điểm đánh giá năng lực giảng dạy × 0,8 + Điểm

hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy × 0,2

3.4.3.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học

* Năng lực nghiên cứu (chiếm 30% tổng điểm nghiên cứu khoa học) thể hiện qua đánh giá khung năng lực được 3 nguồn đánh giá (giảng viên tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá và người quản lý đánh giá) qua 3 nhóm tiêu chí: kiến thức (chiếm 30% điểm năng

lực nghiên cứu), kỹ năng (chiếm 30% điểm năng lực nghiên cứu) và thái độ (chiếm

40% điểm năng lực nghiên cứu). Tương tự như trên, tùy mục tiêu đánh giá của tổ

chức, các tiêu chí có thể rút bỏ hoặc bổ sung, nhưng nguyên tắc chung là tính điểm

theo từng nhóm tiêu chí và quy đổi tổng điểm về thang điểm 10. Tổng điểm năng lực nghiên cứu khoa học bằng trung bình gia quyền điểm đánh giá từ các nguồn và các

nhóm tiêu chí nêu trên.

* Kết quả trong nghiên cứu khoa học (chiếm 70% tổng điểm nghiên cứu khoa học):

Với mỗi loại hoạt động nghiên cứu, có điểm tính giờ nghiên cứu khoa học cụ thể dựa

trên nơi cơng bố cơng trình và mức độ ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học.

Nếu số giờ nghiên cứu khoa học của giảng viên đạt đúng tiêu chuẩn:

‒ Trường định hướng nghiên cứu: giảng viên đạt 5 điểm nếu số giờ nghiên cứu theo tiêu chuẩn; vượt mức giờ nghiên cứu được tính điểm gia tăng.

‒ Trường định hướng giảng dạy: giảng viên đạt đủ 10 điểm nếu số giờ nghiên

cứu theo tiêu chuẩn; vượt mức giờ nghiên cứu khơng được tính thêm điểm. * Tổng điểm hoạt động nghiên cứu khoa học = Điểm đánh giá năng lực nghiên cứu × 0,3 + Điểm kết quả nghiên cứu × 0,7

Tổng điểm hoạt động của giảng viên = Trọng số điểm hoạt động giảng dạy × Tổng điểm hoạt động giảng dạy + Trọng số điểm hoạt động nghiên cứu khoa học × Tổng điểm hoạt động nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)