5. Những đóng góp mới của đề tài
1.4. Các nguồn đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên đại học
1.4.2. Nguồn đánh giá giảng viên thông qua đồng nghiệp
Đánh giá đồng nghiệp thông qua hoạt động thăm lớp dự giờ rất hữu ích vì nó cung cấp
những thơng tin khơng thể có được nếu chỉ dựa vào tự đánh giá hoặc đánh giá của sinh viên. Những nghiên cứu của Centra (1993) và Seldin (1998) đã chỉ ra rằng, đánh giá đồng cấp cho ta cái nhìn mang tính phê phán cần thiết để có một bức tranh đầy đủ hơn
và chính xác hơn về hiệu quả giảng dạy hơn là sinh viên đánh giá đơn thuần. Các
nghiên cứu chỉ ra điểm mạnh của nguồn đánh giá này như sau: đồng nghiệp - là nười trong nghề - thường có được nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực giá trị, các lĩnh vực ưu tiên, cũng như các khó khăn mà giảng viên gặp phải, do đó có thể đưa ra những
đánh giá, những gợi ý cụ thể, đặc biệt trên các khía cạnh cải thiện cách lựa chọn mục
tiêu khóa học, lựa chọn học liệu, phương pháp truyền đạt kiến thức, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, chất lượng các hoạt động nghiên cứu. Tuy nhiên, nguồn đánh giá như trên cũng có các điểm yếu và các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng việc lạm dụng nguồn đánh giá này có thể dẫn tới các hậu quả không mong muốn nếu sự đánh giá của đồng nghiệp là không khách quan (bị các yếu tố chủ quan hay lợi
ích chi phối) hoặc người đánh giá không coi trọng việc đánh giá (đánh giá cho qua
chuyện). Do vậy các thông tin thu được nên được dùng để cải thiện chất lượng giảng
dạy, nếu dùng để đánh giá giảng viên thì cần kết hợp với các nguồn thông tin khác.