Ảnh hưởng của những đặc điểm hoạt động của giảng viên các trường đạ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 56 - 57)

5. Những đóng góp mới của đề tài

2.1. Đặc điểm hoạt động của giảng viên các trường đại học khối kinh tế

2.1.3. Ảnh hưởng của những đặc điểm hoạt động của giảng viên các trường đạ

đại học khối kinh tế tới việc đánh giá hoạt động của giảng viên

Những hiện trạng trên cho thấy sự hạn chế về chất lượng giảng viên của các trường đại học khối kinh tế hiện nay. Theo đó, những định hướng, giải pháp về quản lý, đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của các trường khối kinh tế là vô cùng quan trọng. Song song với đó, yêu cầu đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường khối này cũng sẽ có những đặc điểm khác biệt so với các trường khối

kỹ thuật, nhân văn…, đặc biệt trên các mặt tiêu chuẩn bằng cấp của giảng viên theo lộ trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra, khả năng cập nhật kiến thức và phương pháp

mới trong lĩnh vực khoa học kinh tế để theo kịp sự phát triển của thế giới; và yêu cầu nâng cao phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, tất cả những yếu tố này phải được đánh giá trong tương quan so

sánh về quy mô đào tạo và áp lực của hoạt động giảng dạy đối với bản thân giảng viên

đại học khối kinh tế nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.

Cụ thể, dựa trên đặc điểm của giảng viên các trường đại học khối kinh tế, chúng ta có

thể rút ra một số lưu ý về các tiêu chí đánh giá giảng viên như sau:

‒ Mỗi tiêu chí sẽ được gán trọng số phù hợp tùy định hướng phát triển của

trường đại học. Ví dụ, các trường đại học định hướng nghiên cứu sẽ cần tăng trọng số cho các tiêu chí liên quan đến nghiên cứu khoa học.

‒ Việc đánh giá hoạt động giảng viên không nên khuyến khích giảng viên gia

tăng giờ giảng dẫn đến việc giảm giờ nghiên cứu khoa học bắt buộc, thông qua việc chỉ tính mức “đạt”, “không đạt” đối với số giờ giảng dạy và các

mức từ “thấp”, “trung bình”, “cao” với số giờ nghiên cứu khoa học.

‒ Khuyến khích giảng viên tiếp tục học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ (từ thạc sĩ lên tiến sĩ, được công nhận chức danh giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư...) thơng qua việc nâng trọng số đánh giá cho các bậc học hàm,

học vị, chức danh cao.

‒ Khuyến khích giảng viên liên tục nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học

‒ Trong giảng dạy, chú trọng đến các tiêu chí đánh giá về phương pháp giảng

dạy tích cực, theo cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm (đánh giá về chất lượng chứ không phải số lượng).

‒ Trong nghiên cứu, chú trọng đến các tiêu chí thể hiện mức độ uy tín của tạp chí đăng bài báo, đơn vị tổ chức hội thảo...để đánh giá chất lượng của nghiên cứu hơn là về số lượng bài viết, những nghiên cứu được đăng tải quốc tế phải

được đặc biệt lưu tâm.

‒ Thái độ tích cực của giảng viên trong giảng dạy (trách nhiệm, nhiệt tình,

cơng bằng...) và nghiên cứu (trung thực, nghiêm túc, học hỏi...) cần được đánh giá một cách khách quan từ những tiêu chí có thể lượng hóa.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)