Phản ứng của các giảng viên tham gia nghiên cứu liên quan đến hệ thống

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 158 - 161)

5. Những đóng góp mới của đề tài

5.4. Phản hồi của người tham gia nghiên cứu thử nghiệm và những gợi ý điều chỉnh

5.4.2. Phản ứng của các giảng viên tham gia nghiên cứu liên quan đến hệ thống

thống đánh giá trên mạng

5.4.2.1. So sánh giữa việc đánh giá trên giấy và đánh giá trên mạng

Gần 91% giảng viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm trả lời ưu tiên việc đánh giá trên mạng hơn so với đánh giá trên giấy. Các lý do được giảng viên giải thích ở đây thường là: (1) đánh giá trên mạng thuận tiện cho việc đối chiếu với các kết quả làm việc và

nghiên cứu đã có trong các báo cáo hàng kỳ, năm của Khoa và Bộ mơn; (2) tiết kiệm chi phí (cụ thể là tiết kiệm giấy) và bảo vệ môi trường; (3) nhanh gọn, thuận tiện. Một số giảng viên chia sẻ thêm những lợi ích mà việc đánh giá trên mạng có thể đem lại, ví dụ như “có thể đánh giá trên diện rộng và mở rộng phạm vi về địa lý, ngành

nghề của giảng viên (theo nhóm nghề nghiệp hoặc hình thức đào tạo) từ đó tiến hành so sánh và có thể phát hiện ra những kết luận mới, thú vị”. Thậm chí có lý do rất thực tế như “nhỡ nhầm có thể sửa lại”.

Bảng 5.6. Kết quả khảo sát trên các giảng viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm về lý do có thể khuyến khích giảng viên lựa chọn đánh giá trên mạng

Lý do Tỷ lệ đồng ý

Hệ thống dễ sử dụng, có hướng dẫn rõ ràng. 74%

Việc đánh giá trên mạng giúp Nhà trường tiết kiệm đáng kể chi phí

liên quan đến thu thập và xử lý dữ liệu.

71%

Đánh giá qua mạng giúp thầy/cô kiểm tra lại các kết quả đánh giá đã

từng thực hiện, luôn xem được kết quả đánh giá mọi lúc, mọi nơi.

68%

Giao diện hình ảnh thân thiện, ưa nhìn. 48%

Đánh giá trên mạng có vẻ minh bạch hơn. 39%

Việc đánh giá trên giấy có thể làm lộ thông tin đánh giá, trong khi đánh giá trên mạng thì dữ liệu được mã hóa và bảo mật theo tiêu

chuẩn.

16%

Nguồn: tính tốn của tác giả

Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho kết quả tương tự: 4/5 người trả lời lựa chọn tiến hành

đánh giá trên mạng. Tác giả nhận được các câu trả lời như: “thích đánh giá trên mạng

hơn vì nó nhanh hơn, tiện hơn rất nhiều”; “đánh giá trên mạng chuyên nghiệp hơn, đỡ giấy tờ lằng nhằng”; “giả sử trường yêu cầu đánh giá qua mạng, có khai báo nghiên cứu, thì chỉ cần mở CV ra copy là xong, không phải viết, điền là xong”; “có được

thống kê CV của mình, về sau xin xác nhận của Trường dễ hơn, được cập nhật thường xuyên, có kiểm sốt”; “đánh giá trên mạng nhìn được ngay đánh giá của người khác về cơng việc của mình, để so sánh để có điều chỉnh. Khi đánh giá thì cũng khách quan

hơn”; “xu thế thì phải làm internet vì làm internet liên quan đến nhiều thứ, nhập số

liệu, xử lý số liệu. Làm giấy chỉ làm quy mô nhỏ, vài chục người thôi. Chứ làm cho 1000 cán bộ giảng viên như thế này thì khơng làm được, ai nhập cho em. Nên làm

internet là đúng rồi”… Chỉ một người duy nhất trả lời phỏng vấn cho rằng “làm giấy sẽ nhanh hơn vì đọc trên máy tính bao giờ cũng chậm hơn so với trên giấy”, “cùng một thời điểm mà đánh giá nhiều quá thì gây tình trạng mình mệt, đánh giá giấy thì nhìn

một cái là được, cịn trên máy thì phải kéo lên kéo xuống.”

Từ các kết quả tổng hợp tại Bảng 5.7, tác giả nhận thấy các giảng viên không quá quan tâm về mức độ phức tạp của hệ thống đánh giá hay giao diện hình ảnh trên mạng. Khả năng bảo mật thông tin hay khả năng minh bạch trong đánh giá cũng không được đa số giảng viên coi là ưu điểm của đánh giá trên mạng17. Các lý do cơ bản để giảng viên chọn

17 Với yếu tố bảo mật thông tin, theo kết quả phỏng vấn sâu, thì hoặc giảng viên khơng tin hệ thống đánh giá trên mạng có khả năng bảo mật tốt hơn so với đánh giá trên giấy (“không ai tin được hệ thống bảo mật, thi đại học bảo mật tồn quốc mà cịn…”), hoặc khơng nghĩ việc này là quan trọng (“câu hỏi không quá riêng tư, quá tế nhị, cần giữ bí mật”).

đánh giá trên mạng là những lợi ích cụ thể như tiết kiệm chi phí, lưu trữ và hiển thị kết

quả đánh giá.

Bảng 5.7. Kết quả khảo sát trên các giảng viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm về lý do có thể cản trở giảng viên lựa chọn đánh giá trên mạng

Lý do Tỷ lệ đồng ý

Mạng internet chậm hoặc kết nối mạng không ổn định. 83%

Hệ thống khó sử dụng (quá phức tạp). 24%

Giao diện hình ảnh khơng rõ ràng (khó nhìn). 17%

Đánh giá qua mạng không tiện lợi bằng đánh giá trên giấy

(ví dụ, nhiều khi không tập trung bằng đánh giá trên giấy).

10%

Nguồn: tính tốn của tác giả

Ngược lại, yếu tố kỹ thuật liên quan đến mạng internet được coi là rào cản lớn nhất đối với việc thực hiện đánh giá trên mạng. Khi được khai thác sâu hơn qua phỏng vấn, một giảng viên cho rằng “hạ tầng cơ sở của hệ thống đánh giá” ảnh hưởng nhiều đến mức

độ chấp nhận của người sử dụng, ví dụ “phải online với wifi mạnh chứ sử dụng 3G

không đánh giá được” thì hệ thống đó chưa đảm bảo u cầu.

Cũng qua phỏng vấn sâu, các giảng viên đưa ra thêm một số nhân tố có thể ảnh hưởng

đến tâm lý người sử dụng hệ thống đánh giá trên mạng, như sự ủng hộ của lãnh đạo

nhà trường, ý thức của giảng viên, tư duy của người sử dụng, tuổi tác, đặc thù nghề

nghiệp. Trong khi ba nhóm nhân tố đầu tiên chưa thể hiện rõ ràng qua nghiên cứu thử nghiệm này, thì hai yếu tố tuổi tác và đặc thù nghề nghiệp (chính xác hơn là đặc thù

môn học mà giảng viên phụ trách) phần nào được minh chứng qua sự chênh lệch về tỷ lệ tham gia giữa hai Khoa Quản trị kinh doanh và Toán kinh tế trong nghiên cứu thử nghiệm của tác giả. Trong số các giảng viên chọn ưu tiên đánh giá trên giấy, khơng có ai ở độ tuổi dưới 30 và chỉ một người ở độ tuổi 30-40.

Như vậy, khi triển khai hệ thống trên thực tế, cơ sở đào tạo cần khai thác các yếu tố tâm lý của người sử dụng nêu trên để:

(1) Xây dựng một hệ thống phù hợp, với cơng nghệ hiện đại (có thể đánh giá qua các thiết bị điện thoại thơng minh, máy tính bảng kết nối mạng chứ không chỉ sử dụng máy tính thơng thường) nhằm tạo điều kiện tối đa cho giảng viên khi

tham gia hệ thống đánh giá;

(2) Có các biện pháp tun truyền về tính hữu ích của hệ thống đánh giá trên mạng,

(3) Có chiến lược đặc biệt đối với nhóm các giảng viên có thâm niên cơng tác cao

và/hoặc giảng dạy những mơn học nghiêng về lý thuyết (ít phải cập nhật) như lý luận chính trị, tốn, ngoại ngữ… để thu hút sự tham gia của các giảng viên này.

5.4.2.2. Nhận xét về sự phức tạp của hệ thống

Tất cả các giảng viên được phỏng vấn cho rằng hệ thống “dễ sử dụng”. Tuy nhiên,

cũng có ý kiến cho rằng “với những người bận q, thì đơi khi việc phải tìm hiểu hệ thống có thể khiến người ta ngại tham gia đánh giá”. Vì vậy, như mọi HTTT quản lý khác, yêu cầu đưa ra hướng dẫn tổng quát và hướng dẫn chi tiết trong sử dụng hệ

thống là bắt buộc, đơn vị chịu trách nhiệm chính (như Phịng Khảo thí và ĐBCLGD) sẽ cần tổ chức những buổi tập huấn cho giảng viên về cách tham gia, sử dụng và khai thác hệ thống đánh giá. Khuyến nghị ở đây là không nên coi nhẹ các công đoạn hướng dẫn sử dụng, đây vừa là kênh thuyết phục giảng viên tham gia (qua “tuyên truyền” lợi ích của hệ thống), vừa là kênh hỗ trợ giảng viên trong quá trình sử dụng, để những

người bận nhất, nhiều tuổi nhất giảm bớt tâm lý “ngại” khi tham gia HTTT đánh giá

giảng viên.

5.4.2.3. Những góp ý khác liên quan đến cải thiện hệ thống đánh giá trên mạng

Về giao diện được thiết kế, qua phỏng vấn sâu, bên cạnh những nhận xét chung như “giao diện ổn”, “hình thức tốt”, tác giả nhận được những góp ý để cải thiện hình ảnh như:

‒ Thay đổi phơng chữ để nhìn rõ hơn, dễ được người lớn tuổi chấp nhận hơn;

‒ Thu hẹp phần tích điểm để dễ nhìn;

‒ Hiển thị rõ ràng hơn các phần Công việc chưa hồn thành và Cơng việc đã

hoàn thành;

‒ Tạo điểm nhấn hơn đối với đề mục của các phần đánh giá, để người đọc vừa nhìn hệ thống câu hỏi, vừa hiểu được mục đích của các câu hỏi này.

Những gợi ý này giúp tác giả tiếp tục hoàn thiện giao diện hình ảnh của hệ thống đánh giá theo hướng thân thiện với người sử dụng hơn nữa.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 158 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)