Giáo dục sinh viên về vai trò của họ trong quá trình đánh giá giảng viên

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 166 - 167)

5. Những đóng góp mới của đề tài

5.5. Một số khuyến nghị đối với nhà quản lý

5.5.3. Giáo dục sinh viên về vai trò của họ trong quá trình đánh giá giảng viên

Việc sinh viên đánh giá giảng viên là một việc tương đối mới, chưa thành thói quen, nền nếp của sinh viên, cho nên cần dành thời gian tuyên truyền, nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác này, đồng thời có hướng dẫn cụ thể cho sinh viên về cách thức đánh giá. Trong quy định đối với sinh viên cần ghi

rõ đây vừa là một nghĩa vụ họ phải thực hiện, vừa là một quyền họ cần sử dụng. Phải làm rõ quyền đó đem lại cho họ những lợi ích gì - vấn đề này liên quan cách thức phản hồi về kết quả đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá.

Tránh để cách đánh giá này chỉ mang tính hình thức như kiểu hơ hào khẩu hiệu, bởi

nếu làm khơng tốt thì sinh viên sẽ khơng muốn làm tiếp... và như vậy sẽ chỉ tốn thời gian, công sức, không hiệu quả.

Cần thiết phải bảo đảm ý kiến của sinh viên được tơn trọng và những nhận xét, góp ý, kiến nghị hợp lý của họ phải được thực hiện, dẫn tới những đổi mới, cải tiến thật sự.

Những kiến nghị chưa hợp lý của họ phải được giải đáp hoặc phản hồi. Có như thế

sinh viên mới thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đánh giá giảng viên để thực

hiện thật sự nghiêm túc, có suy nghĩ cân nhắc cẩn thận.

5.5.4. Tuyên truyền và sử dụng kết quả đánh giá giảng viên

Kết quả đánh giá cần được thông báo cho các đối tượng quan tâm, kể cả sinh viên, và kết quả đó phải được sử dụng để tạo ra sự chuyển biến thật sự đối với cá nhân giảng viên cũng như chất lượng đào tạo chung của đơn vị đào tạo. Có như thế, việc đánh giá giảng viên mới góp phần vào mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo đại học

Cần sử dụng kết quả đánh giá để tác động, buộc những giảng viên kém phải cải tiến, sửa chữa, động viên họ phát triển, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Giảng

viên yếu kém cần được hỗ trợ, tập huấn, đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng. Điều quan trọng là cùng họ trao đổi để tìm ra biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục,

sửa chữa nhược điểm, tránh tạo ra phản tác dụng, nhất là nếu kết quả đánh giá chỉ được dùng để phê phán, chỉ trích.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 166 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)