HTTT quản lý hỗ trợ đánh giá hoạt động của giảng viên

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 45 - 49)

5. Những đóng góp mới của đề tài

1.5. HTTT quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động của giảng viên

1.5.3. HTTT quản lý hỗ trợ đánh giá hoạt động của giảng viên

1.5.3.1. HTTT quản lý hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng viên trên thế giới

Như đã trình bày ở trên, tại các nước phát triển trên thế giới, đánh giá hoạt động giảng viên đã có lịch sử lâu đời. Tương tự như HTTT quản lý hỗ trợ đánh giá hoạt động của người lao động được mô tả tại mục 1.5.2, đánh giá hoạt động giảng viên cũng có sự

chuyển biến từ việc sử dụng các công cụ thủ công (đánh giá và tổng hợp trên giấy) tới việc ứng dụng tiến bộ CNTT vào công tác đánh giá (đánh giá và xử lý dữ liệu trên

mạng). Phần dưới đây so sánh hai cách tiếp cận về hình thức đánh giá trên giấy và qua mạng đối với việc lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, như một minh chứng điển hình cho HTTT quản lý hỗ trợ đánh giá hoạt động

giảng viên nói chung tại một trường đại học.

Trong thời kỳ đầu, việc đánh giá thực hiện qua phát phiếu tại lớp học và sinh viên điền trực tiếp trên giấy (paper-based survey). Theo thời gian, việc đánh giá trên mạng (web- based survey) dần trở nên phổ biến. Lý do cơ bản cho sự phát triển của hình thức đánh giá qua mạng là môi trường học tập ngày càng trở nên linh hoạt, đòi hỏi các hệ thống

đánh giá cũng phải theo kịp sự thay đổi này. Bởi sinh viên ngày càng tự do và linh

hoạt trong việc xác định cách thức học tập, thời gian và địa điểm học tập, nên các quy

định về thời lượng lên lớp cũng đang dần biến mất trong mơi trường học tập tồn cầu.

Việc sử dụng hình thức lấy ý kiến qua mạng cũng gắn kết với xu hướng gia tăng tỷ lệ sử dụng các công cụ giao tiếp kỹ thuật số di động. Khi xã hội nói chung và sinh viên

nói riêng trở nên tin tưởng và hài lòng với các thiết bị như điện thoại thơng minh, máy tính bảng, máy tính xách tay… thì họ cũng thích các hình thức giao tiếp với nhà trường trên mạng hơn. Tuy vậy, thực tế cho thấy việc lấy ý kiến qua mạng có những

trở ngại nhất định, thể hiện qua tỷ lệ phản hồi thấp và các kết quả không đáng tin cậy (Dommeyer và đồng sự, 2004). Những phân tích dưới đây sẽ cho thấy ưu và nhược điểm của từng hình thức đánh giá trên giấy và qua mạng, dưới các góc độ: quản lý

hành chính và tỷ lệ phản hồi của sinh viên.

a. Góc độ quản lý hành chính

Theo Bennett và Nair (2011), thực tiễn và số liệu thống kê đã chứng minh việc lấy ý kiến phản hồi qua mạng có rất nhiều ưu điểm so với điền phiếu trên giấy, cụ thể là:

- Chi phí: Mặc dù cách tiếp cận sử dụng web địi hỏi chi phí phát triển ban đầu

lớn, nhưng chi phí vận hành hệ thống sau này thấp hơn khá nhiều so với các hệ thống dựa trên phát phiếu truyền thống. Các loại chi phí được tiết kiệm bao

gồm (1) chi phí in phiếu, đặc biệt với loại phiếu để chạy máy quét tự nhập liệu và (2) chi phí thuê nhân lực phát, thu, xử lý thô, chạy máy quét, chép lại các câu trả lời cho câu hỏi mở, điền lại các phiếu bị hư hại, và lưu trữ dữ liệu (Bennett và Nair, 2010; Johnson, 2003).

- Thời gian trên lớp: lấy ý kiến qua mạng không phải tiến hành trên lớp như phát

phiếu trực tiếp, do vậy sẽ không ảnh hưởng đến thời gian quý báu dành cho việc học tập và giảng dạy trên lớp của cả sinh viên và giảng viên (Dommeyer và

đồng sự, 2004).

- Khả năng tiếp cận: Nếu đợt lấy ý kiến của người học được tiến hành trên lớp,

tại một thời điểm nhất định, thì những sinh viên vắng mặt tại buổi học sẽ không thể tham gia trả lời phiếu. Việc lấy ý kiến qua mạng cho sinh viên có thêm cơ hội gửi phản hồi cho nhà trường, vào khoảng thời gian phù hợp nhất với họ (Ardalan và đồng sự, 2007).

- Xử lý và lưu trữ dữ liệu: Với việc lấy ý kiến qua mạng, dữ liệu được xử lý ngay

khi được thu thập và nhu cầu phải xử lý thô những dữ liệu trên mạng cũng thấp hơn (Dommeyer và đồng sự, 2004). Trong khi các cuộc điều tra qua phát phiếu

địi hỏi quy trình và thủ tục lưu trữ (phiếu) nặng nề, thì việc lấy ý kiến qua

mạng cho phép lưu trữ điện tử và khiến dữ liệu dễ sử dụng hơn.

- Ẩn danh và bảo mật: So với phát phiếu trực tiếp, phát phiếu trên mạng có lợi

thế rõ ràng ở chỗ chữ viết tay của người điền phiếu không lộ trên phiếu, qua đó

đảm bảo tính ẩn danh cho người trả lời phiếu (Dommeyer và đồng sự, 2004).

Tuy vậy, Avery và đồng sự (2006) cho rằng việc đăng nhập tài khoản hệ thống quản lý sinh viên để điền phiếu khiến phiếu trả lời của sinh viên khơng thể hồn tồn ẩn danh.

- Cung cấp nhiều thông tin hơn: Các nghiên cứu so sánh hai hình thức trả lời trên

giấy và qua mạng chứng minh rằng người trả lời trong môi trường trực tuyến thường cung cấp nhiều thông tin hơn cho các câu hỏi mở, so với dạng điền

phiếu trên giấy (Ardalan và đồng sự, 2007; Dommeyer và đồng sự, 2004).

Ngoài ra, một lợi thế khác của các công cụ trực tuyến là chúng cho phép người sử dụng quay lại sửa chữa câu trả lời trước khi chính thức gửi phiếu.

- Tự do trả lời khi khơng có ảnh hưởng bên ngoài: Dommeyer và đồng sự (2004)

lập luận rằng, khi lấy ý kiến sinh viên qua mạng, giảng viên và Khoa, Bộ mơn ít có cơ hội tác động đến câu trả lời của sinh viên. Bên cạnh đó, các nghiên cứu

cũng khẳng định việc hiện diện của giảng viên trong (hoặc gần) lớp học, khi

sinh viên trả lời phiếu trên giấy, có thể ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.

- Một sinh viên – một phiếu: Ưu điểm tiếp theo của việc lấy ý kiến sinh viên qua

mạng là cơ chế ngăn chặn một sinh viên gửi phiếu nhiều lần.

- Kết thúc chu trình: Với cơ chễ hỗ trợ báo cáo nhanh chóng của một hệ thống

đánh giá qua mạng, người quản lý, người tham gia đánh giá và người được đánh giá có thể xem được kết quả đánh giá cùng một lúc.

b. Tỷ lệ phản hồi của sinh viên

Dommeyer và đồng sự (2004) và Porter (2004) cho thấy nhược điểm cơ bản của việc

lấy ý kiến đánh giá của sinh viên qua mạng là tỷ lệ trả lời thấp hơn so với điền phiếu trên lớp học, qua đó ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả đánh giá. Các tác giả chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

- Sinh viên e ngại việc điền phiếu trên mạng có thể bị phát hiện danh tính thơng qua hệ thống quản lý sinh viên.

- Các rào cản kỹ thuật cho việc đánh giá qua mạng: một số sinh viên không thuần thục trong việc sử dụng máy tính, mạng internet chậm, kết nối mạng khơng ổn

định, trình duyệt cấp thấp (hoặc lỗi thời), sinh viên khơng thể tiếp cận với máy

tính vào thời điểm phù hợp để điền phiếu, và một số vấn đề khác liên quan đến khả năng tiếp cận (đặc biệt trong trường hợp sinh viên bị khuyết tật).

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho rằng tỷ lệ trả lời phiếu thấp xuất phát chủ yếu từ ý thức của sinh viên, chứ không phải các vấn đề kỹ thuật (Coates, 2006; Nair và đồng

sự, 2008). Ví dụ, tỷ lệ trả lời phiếu thấp đối với hình thức lấy ý kiến qua mạng là do sinh viên không bị giám sát trong quá trình trả lời phiếu. Trong khi đó, khi cơ sở đào tạo thực hiện lấy phiếu trên lớp học thì sinh viên được yêu cầu trực tiếp và thậm chí có sự theo dõi/giám sát, do vậy thường có áp lực phải trả lời đầy đủ hơn. Với lý do này, các trường đại học trên thế giới sử dụng nhiều biện pháp để khuyến khích sự tham gia

của sinh viên như: hệ thống email nhắc nhở, quy định bắt buộc sinh viên trả lời phiếu trước khi có thể đăng ký học phần mới hoặc xem được thông tin trên website của cơ sở

đào tạo, sử dụng các biện pháp khơi gợi sự quan tâm của sinh viên (Coates, 2006).

Với những ưu và nhược điểm nêu trên của hai hình thức đánh giá dựa trên ý kiến phản hồi của người học, ngày nay hầu hết các trường đại học tại các nước phát triển đều xây dựng hệ thống đánh giá điện tử, trong đó hỗ trợ cả đánh giá trên giấy và qua mạng

(Bennett và Nair, 2011). Hệ thống như vậy cho phép lưu trữ toàn bộ dữ liệu trên một cơ sở trung tâm và cho phép các bên liên quan tiếp cận kết quả đánh giá một cách

nhanh chóng, ở mọi nơi mọi lúc. Ví dụ, trong nghiên cứu tình huống (case study) của Bennett và Nair (2011), một trường đại học nổi tiếng của Australia đã tiến hành cả hai hình thức đánh giá. Việc đánh giá trên giấy được thực hiện theo lịch trình do Khoa xây dựng và được tiến hành trong tuần cuối cùng của mỗi học kỳ. Bộ phận quản lý (chứ

không phải giảng viên) giám sát việc điền phiếu trên lớp học. Trung bình một sinh

viên được yêu cầu trả lời 4 phiếu đánh giá mỗi học kỳ. Việc đánh giá trên mạng được tiến hành trong khoảng 5 tuần trước khi kết thúc học kỳ, và sinh viên được nhận một email thông báo vào ngày đầu tiên của tuần khởi đầu đánh giá. Việc đánh giá được tiến hành qua cổng thông tin của sinh viên, kết nối với các bảng hỏi đánh giá tương ứng.

Sinh viên có thể chọn đánh giá vào bất kể thời điểm nào trong vịng 5 tuần đã được

thơng báo. Email nhắc nhở được gửi hàng tuần cho các sinh viên chưa trả lời bảng hỏi. Các email này cũng thông báo rõ ràng rằng phiếu trả lời của sinh viên được lưu ẩn

danh và bảo mật thông tin, đồng thời cam kết ý kiến của sinh viên được sử dụng để điều chỉnh và nâng cao chất lượng giảng dạy. Kết quả đánh giá tổng hợp được đăng

trên website chung mà mọi sinh viên và giảng viên có thể xem sau khi kết thúc giai

đoạn đánh giá, như một minh chứng cho thấy nhà trường đã thực hiện đúng cam kết

của mình.

Nghiên cứu của Bennett và Nair (2011) chỉ ra rằng, với những biện pháp tích cực của cơ sở đào tạo nêu trên (gửi email nhắc nhở sinh viên điền phiếu trên mạng, đảm bảo an toàn bảo mật thông tin đánh giá cá nhân và thông báo kết quả đánh giá tổng hợp công khai), tỷ lệ trả lời phiếu trên mạng đã gia tăng đáng kể từ 30,8% năm 2006 lên đến

40,6% năm 2008. Trong khi đó, tỷ lệ trả lời phiếu trên giấy có xu hướng giảm từ

55,1% xuống 53,4% cùng kỳ. Kết quả này cho thấy khoảng cách về tỷ lệ trả lời phiếu giữa hai hình thức lấy phiếu đang có xu hướng giảm dần nhờ việc sử dụng giao tiếp hiệu quả với sinh viên và các biện pháp tích cực nhằm thu hút sự tham gia của sinh viên vào việc đánh giá giảng viên. Ngồi ra, cịn một lý do như đã nêu ở phần trên, điện thoại di động và các thiết bị giao tiếp kỹ thuật số ngày càng được sử dụng phổ

1.5.3.2. HTTT quản lý hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng viên tại Việt Nam

Qua khảo sát của tác giả, chưa một trường đại học nào ở Việt Nam (bao gồm cả các

trường đại học khối kinh tế) xây dựng một HTTT quản lý hỗ trợ đánh giá hoạt động

của giảng viên một cách toàn diện. Việc ứng dụng CNTT vào đánh giá hoạt động của giảng viên diễn ra một cách lẻ tẻ, chủ yếu với hình thức sinh viên đánh giá giảng viên. Ví dụ, một số trường đại học xây dựng các phần mềm phát triển hệ thống khảo sát ý

kiến của sinh viên như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại

thương, Trường Đại học Mở TPHCM, Trường Đại học Lạc Hồng… Tuy nhiên, phần

lớn các trường chưa tích hợp tính năng đánh giá mơn học qua hệ thống tài khoản của sinh viên (trong việc đăng ký môn học hoặc xem kết quả học tập…) mà cho phép sinh viên đánh giá tự do.

Bên cạnh đó, hầu hết các trường quản lý, lưu trữ hồ sơ giảng viên ở dạng thủ công (hồ sơ giấy), các hồ sơ điện tử chỉ ở dạng Excel. Những nghiên cứu về phát triển HTTT

quản lý hoạt động của giảng viên còn ở dạng lý thuyết, chưa được phát triển một cách hệ thống và đưa vào triển khai thực tế tại các cơ sở đào tạo đại học. Các hoạt động đánh giá giảng viên khác cũng triển khai trên giấy (phát và thu phiếu đánh giá), tập

hợp và xử lý số liệu trên các phần mềm thống kê thông dụng để đưa ra kết quả cần

thiết. Cách thức tổ chức quản lý và đánh giá như vậy không chỉ gây tốn kém nguồn lực mà cịn khó đảm bảo một hệ thống chỉ tiêu và quy trình đánh giá giảng viên một cách khoa học, có hệ thống, đảm bảo tính chất thường xuyên, đầy đủ và khách quan.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)