Các lớp do đơn vị ngoài trường tổ chức
Các lớp do đơn vị trong trường tổ chức
Bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy 25% 40%
Bồi dưỡng về phương pháp nghiên cứu 22% 35%
Đào tạo trình độ chun mơn cơ bản 17% 24%
Đào tạo trình độ chuyên sâu 25% 26%
Đào tạo về ngoại ngữ 29% 21%
Nguồn: Nguyễn Đức Hiển (2013)
Những vấn đề trên cho thấy sự hạn chế về năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, và trở thành thách thức đầu tiên cho Trường khi đặt mục tiêu phát triển thành đại học nghiên cứu vào năm 2020. Bên cạnh đó, như đã phân tích tại Chương 2, việc đánh giá giảng viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
những năm qua hầu như chưa được chú trọng, chưa trở thành căn cứ để các nhà quản lý của Trường đưa ra các quyết định nhân sự hoặc xây dựng chiến lược phát triển
nguồn nhân lực, cũng không đủ để cung cấp thông tin phản hồi cho giảng viên trong
Hơn bao giờ hết, sự đánh giá năng lực và kết quả hoạt động của giảng viên, đặc biệt là việc so sánh tương quan giữa hai hoạt động giảng dạy và nghiên cứu trở nên vô cùng quan trọng, để các giảng viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói chung và đội ngũ lãnh đạo của Trường nói riêng nhìn nhận thực trạng và từ đó có định hướng, chính sách phát triển, bồi dưỡng nguồn lực quý giá nhất của một cơ sở đào tạo.
5.1.2.2. Phương pháp thực hiện nghiên cứu thử nghiệm
a. Mẫu thử nghiệm: 50 giảng viên ở Khoa Quản trị kinh doanh và Khoa Toán kinh tế
của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
b. Nguồn dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp: các thông tin về giảng viên như tuổi, giới tính, đơn vị công tác
(khoa, bộ môn), học vị cao nhất, năm và nơi công nhận học vị, học hàm, năm và nơi công nhận học hàm, chuyên ngành (môn học) giảng dạy, lĩnh vực nghiên cứu, kết quả hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học (số lượng và chất lượng) được lấy thông qua lý lịch khoa học và lưu trữ thông tin cán bộ giảng viên của Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Quản lý Khoa học.
- Dữ liệu sơ cấp:
+ Thông tin đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên được lấy thông qua ý kiến phản hồi của sinh viên. Tác giả thu thập khoảng 50 phiếu đánh giá của sinh viên đối
với mỗi giảng viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm, tổng hợp phiếu thu được là gần 3000 phiếu đánh giá của sinh viên. Số lượt đánh giá của sinh viên quá nhiều như vậy
không cho phép tác giả giới thiệu để sinh viên sử dụng hệ thống đánh giá trên mạng
trong nghiên cứu thử nghiệm này. Thay vào đó, tác giả phát phiếu lấy ý kiến của sinh viên tại buổi học cuối hoặc tại phòng thi ở các môn học do giảng viên trong mẫu
nghiên cứu thử nghiệm giảng dạy. Dữ liệu thu thập được nhập trên Excel và đưa vào
hệ thống đã xây dựng.
+ Thông tin đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu được lấy thông qua phiếu khảo sát ý kiến của chính giảng viên được đánh giá (tự đánh giá), đồng nghiệp và người quản lý trực tiếp của giảng viên (lãnh đạo khoa, bộ môn). Tác giả đề xuất tất cả
các giảng viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm đều sử dụng hệ thống đánh giá trên
mạng nhằm mục tiêu thu được những ý kiến phản hồi của người sử dụng về hệ thống. Do vậy, dữ liệu thu thập được chính các giảng viên nhập vào hệ thống đã xây dựng. + Thông tin đánh giá của các giảng viên tham gia thử nghiệm về hệ thống do tác giả
xây dựng, thông qua một phiếu điều tra trên mạng (với tất cả các giảng viên tham gia
nghiên cứu thử nghiệm) và các cuộc phỏng vấn sâu (với 5 giảng viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm, trong đó có 1 lãnh đạo khoa, 2 lãnh đạo bộ mơn và 2 giảng viên).
c. Tiến trình thực hiện nghiên cứu thử nghiệm
‒ Thu thập phiếu đánh giá của sinh viên: trong tháng 5/2015, tại các lớp học và phòng thi của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (tại chính Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân và cơ sở Vũ Trọng Phụng).
‒ Thu thập thông tin tự đánh giá, đánh giá đồng nghiệp, đánh giá với tư cách
người quản lý từ các giảng viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm: từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016.
‒ Thu thập thông tin về phản hồi của người sử dụng đối với hệ thống: từ tháng 11/2015 đến tháng 3/2016 (sau khi các giảng viên hoàn thành các phần tự đánh giá và đánh giá đồng nghiệp).
5.2. Mô tả mẫu thử nghiệm
5.2.1. Khối giảng viên