5. Những đóng góp mới của đề tài
2.1. Đặc điểm hoạt động của giảng viên các trường đại học khối kinh tế
2.1.1. Các trường đại học khối kinh tế
Cụm từ “các trường đại học khối kinh tế” hàm ý một tập hợp các trường đại học đào
tạo chuyên sâu về kinh tế, kinh doanh và quản lý tại Việt Nam. Phần lớn trong số này là các trường cơng lập, có bề dày lịch sử về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kinh tế trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Theo Phan Thủy Chi (2008), giai đoạn 1956-1964 được xác định là giai đoạn thành lập của các trường đại học khối kinh tế, với mục tiêu của đất nước giai đoạn ấy là “đào tạo những cán bộ kinh tế, tài chính có lập trường tư tưởng xã hội chủ nghĩa tốt, có cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, có kiến thức lý luận và nghiệp vụ kinh tế - tài chính cao
đẳng tương đối có hệ thống, những người quản lý cơng tác kinh tế - tài chính, vừa biết
quản lý, vừa có tham gia lao động, sản xuất, vừa có lý luận, vừa biết thực hành, có sức khoẻ”.
Lịch sử phát triển của các trường đại học khối kinh tế phía Bắc bắt đầu từ sự ra đời của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính (1956), tiền thân của Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân hiện nay. Trong những năm 1960, Nhà nước tiếp tục thành lập Trường Đại
học thương mại (trên cơ sở Trường Thương nghiệp Trung ương), Trường Đại học
Ngoại thương (trên cơ sở tách ngành Ngoại thương từ Trường Đại học Kinh tế - Tài
chính), Đại học Tài chính - Kế tốn Hà Nội (trên cơ sở Trường Cán bộ Tài chính - Kế tốn) – tiền thân của Học viện Tài chính, Trường Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng – tiền thân của Học viện Ngân hàng.
Sau khi đất nước thống nhất, các trường đại học khối kinh tế ở khu vực phía Nam như Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngân hàng Thành
phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở chi nhánh của các Trường phía Bắc trên
địa bàn này.
Vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, hàng loạt trường đại học công lập và dân lập chuyên sâu đào tạo ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý mới được thành lập, ví dụ
Trường Đại học Kinh tế (tiền thân là Khoa Kinh tế) trực thuộc Đại học Quốc gia Hà
Nội; các trường Đại học Kinh tế trực thuộc các đại học vùng như Đại học Thái
Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế; Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh
học Tài chính – Marketing (tiền thân là Trường Cán bộ Vật giá Trung ương tại miền
Nam), Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh…
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước, các trường đại học khối kinh tế cũng liên tục gia tăng về số lượng trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, trong đó giảng viên ln là nịng cốt cho sự phát triển của các trường. Tuy vậy, chất lượng giáo dục đại học ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý đang trở thành bài tốn lớn của tồn xã hội, như một quy luật tất yếu của việc chuyển từ nền giáo dục đại học “tinh hoa” sang nền giáo dục đại học “đại trà” và cho phép nâng cao tỉ lệ sinh viên trong độ tuổi (Phạm Phụ, 2005).
Hiện nay, các trường đại học khối kinh tế đều có chức năng và nhiệm vụ đào tạo
những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cho các ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý tại Việt Nam. Hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường này đều hướng vào các vấn đề
khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước và cả trên thế giới.