Các tiêu chí thể hiện trên hồ sơ giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 104 - 105)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên

3.3.5. Các tiêu chí thể hiện trên hồ sơ giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Các tiêu chí thể hiện trên hồ sơ giảng dạy và nghiên cứu khoa học được xây dựng từ

khung tiêu chuẩn đánh giá kết quả giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học. Trong số này, tác giả đề xuất mới 5 trên tổng 13 tiêu chí dựa trên kết quả nghiên cứu định tính. Các tiêu chí khác do Trần Xuân Bách (2009), Phạm Văn Hùng (2010) đề xuất cũng được kiểm chứng qua phỏng vấn sâu, và đặc biệt được bổ sung phần xếp loại, mức độ tham gia... liên quan đến kết quả nghiên cứu khoa học.

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tiêu chí thể hiện trên hồ sơ giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Tiêu chí Ghi chú

Nhóm tiêu chí về định mức giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo yêu cầu vị trí15

1. Chức danh (giáo sư / giảng viên cao cấp; phó giáo sư / giảng viên chính; giảng viên; giảng viên trong thời gian thử việc; trợ giảng).

Bổ sung theo kết quả nghiên cứu định tính 2. Giờ giảng cần thực hiện để hoàn thành định mức.

3. Giờ nghiên cứu khoa học cần thực hiện để hồn thành định mức.

Nhóm tiêu chí về thành tích nghiên cứu khoa học

4. Số lần tham gia đề tài/dự án nghiên cứu khoa học (xếp loại

cấp đề tài, mức độ tham gia, kết quả nghiệm thu).

Trần Xuân Bách (2009), Phạm Văn Hùng (2010), bổ sung xếp loại, mức độ tham

gia, kết quả nghiệm thu… theo kết quả 5. Số lần tham gia biên soạn giáo trình mơn học, sách chuyên

khảo, sách dịch (mức độ tham gia, kết luận của hội đồng

thẩm định).

6. Số cơng trình được cơng bố trên tạp chí khoa học trong

15“Theo quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, thời gian làm việc là 40 giờ/tuần, tổng quỹ thời gian làm việc bình quân trong năm học là 1.760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ. Trong đó có 900 giờ giảng dạy. Ngoài 900 giờ này, tổng thời gian quy định cho chức danh giảng viên là 500 giờ nghiên cứu khoa học, 360 giờ hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác; chức danh phó giáo sư và giảng viên chính có 600 giờ nghiên cứu khoa học và 260 giờ hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác; chức danh giáo sư và giảng viên cao cấp có 700 giờ nghiên cứu khoa học và số giờ hoạt động chuyên môn, các nghiệp vụ khác là 160.” (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2011)

Tiêu chí Ghi chú

nước (xếp hạng tạp chí, mức độ tham gia). nghiên cứu định tính 7. Số cơng trình được cơng bố trên tạp chí khoa học quốc tế

(xếp hạng tạp chí, mức độ tham gia).

8. Số lần tham gia các hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế (xếp loại hội thảo, mức độ tham gia).

9. Số lần hướng dẫn nghiên cứu khoa học (phân loại: cơng trình nghiên cứu khoa học sinh viên đoạt giải, luận văn thạc sĩ xuất sắc và luận án tiến sĩ bảo vệ thành công, mức độ

tham gia).

10.Số lần tham gia các hoạt động trao đổi khoa học trong nước và quốc tế (phân loại hoạt động, mức độ tham gia).

11.Số phát minh sáng kiến được ứng dụng vào giảng dạy và

nghiên cứu (mức độ ứng dụng, mức độ tham gia).

Nhóm tiêu chí về trình độ của giảng viên dựa trên các chuẩn của ngạch:

12.Có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc văn bằng ngoại ngữ theo yêu cầu.

Bổ sung theo kết quả nghiên cứu định tính 13.Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, tin học.

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)