Gợi ý trọng số của mỗi nguồn thông tin đánh giá

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 109 - 110)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.4. Đề xuất thang điểm đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của

3.4.2. Gợi ý trọng số của mỗi nguồn thông tin đánh giá

3.4.2.1. Trọng số đánh giá khung năng lực

Qua những phân tích tổng quan và thực trạng các trường đại học về ý nghĩa cũng như

hạn chế của từng nguồn đánh giá, tác giả gợi ý trọng số đánh giá khung năng lực cho mỗi nguồn như trình bày dưới đây, và điểm tổng cộng là trung bình có trọng số của

các điểm số này.

Đối với hoạt động giảng dạy:

‒ Điểm số của phần sinh viên đánh giá có trọng số 0.3: Đây ln được coi là

kênh quan trọng nhất trong đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên,

nhất là khi các trường đại học phải coi trọng sinh viên - khách hàng của

mình, và cần đáp ứng các yêu cầu, nguyện vọng từ phía khách hàng.

‒ Điểm số của phần giảng viên tự đánh giá có trọng số 0.3: Bản thân giảng

viên được đánh giá là người am hiểu nhất công việc của bản thân. Đặt trọng số tương đối cao đối với hình thức tự đánh giá cho giảng viên thấy vai trò

của bản thân trong việc nghiêm túc nhìn nhận lại hoạt động của mình trong

năm học. Đồng thời, cơ sở đào tạo vẫn có thể kiểm chứng kết quả tự đánh giá của giảng viên qua các kênh khác.

‒ Điểm số của phần cán bộ quản lý đánh giá có trọng số 0.2: Những phân tích

trên đây cho thấy cán bộ quản lý không thể đánh giá sâu sắc về chất lượng

hoạt động giảng dạy của giảng viên, tuy nhiên lại có vai trị quan trọng trong việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên. Trọng số 0.2 ở đây chỉ áp dụng với đánh giá khung năng lực.

‒ Điểm số của phần đồng nghiệp đánh giá có trọng số 0.2: Trong bối cảnh còn

nhiều tranh cãi về việc lựa chọn người đánh giá với tư cách đồng nghiệp

cũng như về số lượng người đánh giá (hai người có thể là chưa đủ), trọng số

đặt ra cho đánh giá của đồng nghiệp cũng nên ở mức khiêm tốn.

Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học:

‒ Điểm số của phần giảng viên tự đánh giá có trọng số 0.4: Tương tự như trên, đặt trọng số tương đối cao đối với hình thức tự đánh giá cho giảng viên thấy vai

trò của bản thân trong việc nghiêm túc nhìn nhận lại hoạt động của mình trong năm học.

‒ Điểm số của phần cán bộ quản lý đánh giá có trọng số 0.3: Nếu khơng tính đến chất lượng các sản phẩm nghiên cứu, năng lực nghiên cứu khoa học thể

giảng viên qua các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, cùng tham gia đề tài

nghiên cứu.... Trong các hoạt động này, người quản lý (ở đây là Trưởng Bộ

mơn) có cơ hội quan sát và đánh giá nhiều hơn so với đối với đánh giá hoạt động giảng dạy, do vậy trọng số 0.3 có thể coi là hợp lý.

‒ Điểm số của phần đồng nghiệp đánh giá có trọng số 0.3: Tương tự như người

quản lý, đồng nghiệp có thể tiếp xúc nhiều với giảng viên trong hoạt động

sinh hoạt chuyên môn và đánh giá được phần nào năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên.

3.4.2.2. Trọng số đánh giá kết quả hoạt động

Nếu như đánh giá năng lực dựa trên nhiều nguồn, thì đánh giá kết quả hoạt động chỉ

dựa trên tự khai nhận của giảng viên (với hoạt động nghiên cứu) và xác nhận của người quản lý - Trưởng Bộ môn (với hoạt động giảng dạy). Hồ sơ giảng dạy và lý lịch khoa học được coi là kênh kiểm chứng tính chính xác của các nguồn thơng tin này. Do vậy, có thể nói trọng số của nguồn tự đánh giá của giảng viên trong hoạt động nghiên cứu là 1 và trọng số của nguồn đánh giá của nhà quản lý trong hoạt động giảng dạy là 1.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)