- Về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê:
1. Tổng quan về chuỗi giá trị Khái niệm
1.1. Khái niệm
Michael E. Porter là người đầu tiên giới thiệu khái niệm về chuỗi giá trị. Porter đã viết: “Lợi thế cạnh tranh không thể được hiểu bằng cách nhìn vào một cơng ty như một tồn
thể. Nó xuất phát từ nhiều hoạt động rời rạc mà công ty thực hiện trong việc thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối và hỗ trợ sản phẩm của mình. Mỗi hoạt động này có thể đóng góp vào vị trí chi phí tương đối của doanh nghiệp và tạo cơ sở cho sự khác biệt”.
1.2. Nội dung
Chuỗi giá trị của doanh nghiệp bao gồm 9 hoạt động được chia thành 2 nhóm chính: nhóm các hoạt động cơ bản và nhóm các hoạt động bổ trợ.
* Các hoạt động cơ bản
Các hoạt động cơ bản trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp là những hoạt động mang tính vật chất liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm, bán hàng cũng như công tác hỗ trợ sau bán hàng, bao gồm:
- Logistics đầu vào: liên quan đến các hoạt động tiếp nhận, tồn kho, phân phối các đầu vào của sản phẩm.
- Vận hành: liên quan đến các hoạt động chuyển hóa đầu vào thành hình thái sản phẩm sau cùng.
Số 19 - Tháng 5/2021
158.
động như thu gom, lưu trữ và phân phối thực tế các sản phẩm đến người mua.
- Marketing và bán hàng: liên quan đến các hoạt động cung cấp phương tiện để khách hàng mua sản phẩm hoặc thúc đẩy họ mua sản phẩm.
- Dịch vụ: liên quan đến các hoạt động cung cấp các dịch vụ nhằm tăng cường hoặc duy trì tốt giá trị của sản phẩm.
Tùy theo từng ngành các hoạt động trên sẽ mang đến hàm lượng giá trị gia tăng và quyết định đến lợi thế cạnh tranh.
* Các hoạt động bổ trợ
Các hoạt động bổ trợ chuỗi giá trị của doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cho hoạt động sơ cấp và tự chúng cũng hỗ trợ lẫn nhau thông qua việc cung ứng mua hàng đầu vào, công nghệ, nguồn nhân lực và các chức năng khác trong toàn doanh nghiệp.
Các hoạt động bổ trợ bao gồm:
- Thu mua: liên quan đến chức năng của công tác thu gom các yếu tố đầu vào để sử dụng trong chuỗi giá trị.
- Phát triển công nghệ: mỗi hoạt động tạo ra giá trị đều có đóng góp của cơng nghệ. Đó là bí qút, quy trình hoặc cơng nghệ hiện thân trong các thiết bị của quy trình.
- Quản lý nhân sự: nguồn nhân lực là tài sản chiến lược và mang tính sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến tuyển dụng, quy trình đào tạo, huấn luyện, phát triển và vấn đề thu nhập của tất cả các loại nhân sự.
- Cơ sở hạ tầng tổ chức: bao gồm các hoạt động như quản trị tổng quát, lập kế hoạch, tài
chính, kế toán, pháp lý, quan hệ với các cơ quan nhà nước và quản trị chất lượng. Không giống như các hoạt động bổ trợ khác, cơ sở hạ tầng hỗ trợ tồn bộ chuỗi giá trị của doanh nghiệp chứ khơng chỉ cho những hoạt động riêng lẻ nào.
Như vậy, chuỗi giá trị của một doanh nghiệp là một hệ thống các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau hay một mạng lưới các hoạt động được phối hợp bằng các kết nối. Sự thành công trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào kết quả của từng hoạt động riêng rẽ mà còn phụ thuộc vào kết quả của sự phối hợp hợp lý các hoạt động kinh doanh.
1.3. Ý nghĩa
- Xác định được điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lựa chọn được lĩnh vực đầu tư và chớp thời cơ.
- Xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
- Làm quá trình tổ chức thực hiện được tốt hơn.
- Làm tăng giá trị cho khách hàng
- Làm hiệu quả hoạt động chung tăng lên nhờ có cơ sở lựa chọn chiến lược, lĩnh vực đầu tư và thực hiện.