I. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. Tác động của các công ty Fintech tới hoạt động của các Ngân hàng thương
tới hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
2.1. Tác động tích cực
Các ứng dụng đa dạng của các công ty Fintech đang tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của cả hệ thống tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Tuy chỉ mới hình thành hơn 10 năm qua song những sản phẩm của các công ty Fintech đã và sẽ thay đổi hoàn toàn diện mạo, hệ thống cũng như các phương thức giao dịch ngân hàng truyền thống.
Một là, các công ty Fintech mang lại những thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch, cung cấp các cơng cụ thanh tốn trực tuyến như: Internet banking, Mobile banking, QR code, ngân hàng số, ví điện tử… hay những giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/mPOS… Ví dụ như MoMo hiện là công ty Fintech hoạt động trong lĩnh vực thanh toán bằng ví điện tử đang dẫn đầu thị trường tại Việt Nam. Được thành lập vào năm 2009, cho tới nay MoMo hiện
Số 19 - Tháng 5/2021 40.
đã thành lập được mạng lưới 4.000 đại lý trên tồn quốc, cho phép người dùng khơng cần tới chi nhánh ngân hàng hoặc các cây ATM, cũng như những người khơng có tài khoản ngân hàng có thể nạp tiền điện tử để sử dụng trong thanh toán di động và nhận tiền chuyển khoản.
Một số Ngân hàng tiên phong trong việc hợp tác với các công ty Fintech để tạo ra các cơng cụ thanh tốn như:
- MB đã phát triển ngân hàng số dựa trên sự hợp tác với đối tác chiến lược Viettel.
- Vietcombank và Công ty M_Service hợp tác để tạo ra sản phẩm thanh toán chuyển tiền.
- Techcombank đã cùng với Công ty Fintech Fastacash giới thiệu tính năng F@ st Mobile, phương thức chuyển tiền nhanh chóng qua Facebook và Google+.
- VIB & Công ty Weezi phối hợp tạo ra sản phẩm MyVIB Keyboard, một ứng dụng chuyển tiền qua mạng xã hội.
Hai là, các công ty Fintech giúp cung cấp danh mục các sản phẩm tài chính ngân hàng đa dạng cho khách hàng nhờ sự phát triển của công nghệ, giúp bảo đảm sự cung ứng dịch vụ 24/7 theo cả không gian và thời gian. Các công ty Fintech hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên thị trường như: gọi vốn (FundStart, Comicola, Betado, FirstStep...); dịch vụ cho vay trực tuyến (LoanVi, Trust Circle,…); chuyển tiền (Remit.vn,…); quản lý dữ liệu tài chính cá nhân (BankGo, Moneylover, Mobivi...).
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ các cơng ty Fintech. Qua đó, khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng được nâng cao, gia tăng giá trị cho khách hàng sử dụng dịch vụ.
2.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những lợi ích mà các công ty Fintech đem lại, hoạt động của các công ty Fintech cũng mang lại một số tác động bất lợi đến các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Một là, nguy cơ bị tấn công bởi chính
công nghệ. Các sản phẩm của các công ty Fintech được tạo ra trên nền tảng công nghệ nên việc gặp phải các nguy cơ tấn công từ công nghệ là điều không tránh khỏi. Giải pháp cơng nghệ thơng tin càng hiện đại thì rủi ro càng dễ xảy ra, một sự cố có thể dẫn đến rủi ro cả hệ thống. Các ngân hàng phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến từ việc gian lận tài chính, lỗi hệ thống, tội phạm công nghệ ăn cắp dữ liệu, phát tán mã độc…
Hai là, các công ty Fintech phát triển
quá nhanh so với hệ thống pháp luật hiện hành. Sản phẩm của các công ty Fintech là dựa trên những đổi mới và sáng tạo liên tục của công nghệ, do đó, nhiều trường hợp các quy định của pháp luật hiện hành chưa theo kịp. Chính điều này là một trong những nguyên nhân gây ra hàng loạt các vụ lừa đảo liên quan đến các công ty Fintech thời gian qua như: Công ty Modern Tech lừa
Số 19 - Tháng 5/2021 41.
đảo chiếm đoạt 15.000 tỷ đồng bằng hình thức kêu gọi rót vốn mua đồng tiền ảo ifan, pincoin,…
Ba là, sự thuận tiện của các sản phẩm
công ty Fintech làm cho khách hàng đôi khi sử dụng mà chưa thực sự hiểu về sản phẩm, khơng có kiến thức cơ bản về tài chính, thậm chí không hề biết cách bảo mật các thông tin cá nhân. Đây là kẽ hở cho tội phạm tài chính tấn công. Ví dụ: lập các website giả mạo làm người dùng lộ tài khoản và mật khẩu để chiếm đoạt tài sản…
Bốn là, thị phần của các ngân hàng có
xu hướng giảm bớt do có sự chia sẻ thị phần với các công ty Fintech. Các công ty Fintech hoạt động không yêu cầu nguồn vốn lớn và không cần nhiều mạng lưới chi nhánh như ngân hàng truyền thống. Các cơng ty Fintech hỗ trợ tốt hơn cho nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Những khách hàng này thường bị các ngân hàng từ chối do không đáp ứng được các yêu cầu về vốn và tài sản.