- Về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê:
2. Căn cứ để nhận biết chênh lệch tạm thời phải chịu thuế và chênh lệch
tạm thời phải chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ
Thực tế cho thấy, tại Việt Nam sự khác biệt giữa chênh lệch tạm thời được khấu trừ và chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thể hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất, dựa vào doanh thu và chi phí
được ghi nhận: Nếu chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm DN ghi nhận thu nhập, hay chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế, hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế là các khoản chênh lệch tạm thời.
+ Chênh lệch tạm thời được khấu trừ khi phát sinh doanh thu nhận trước nhiều kỳ, theo pháp luật về thuế thì cơ quan thuế sẽ tính vào thu nhập tính thuế tại kỳ phát sinh nhưng kế toán doanh nghiệp ghi nhận số doanh thu được phân bổ từng kỳ. Điều này làm phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán < Thu nhập chịu thuế, phần chênh lệch này gọi là chênh lệch tạm thời được khấu trừ trong tương lai.
+ Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế khi phát sinh chi phí liên quan nhiều kỳ, theo pháp luật về thuế thì cơ quan thuế sẽ tính trừ khỏi thu nhập chịu thuế tại kỳ phát sinh nhưng kế toán doanh nghiệp ghi nhận số chi phí trả trước phân bổ theo từng kỳ tính trừ
Số 19 - Tháng 5/2021
120.
khỏi lợi nhuận kế toán. Điều này làm phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán > Thu nhập chịu thuế, phần chênh lệch này gọi là chênh lệch tạm thời sẽ phải chịu thuế trong tương lai.
Chẳn hạn như trong năm 2018, Cơng
ty TNHH Hiệp Hịa đã mua một số loại công cụ dụng cụ được DN dùng luôn cho bộ phận quản lý DN, kế tốn đã phản ánh tồn bộ giá trị dụng cụ mua về trên tài khoản 242 – Chi phí trả trước với thời gian phân bổ trong vòng 48 tháng kể từ tháng 8/2018. Trong năm 2018, kế toán đã phân bổ giá trị số dụng cụ trên vào chi phí quản lý DN là: (25.800.000* 5)/48 = 2.687.500 đồng. Chi phí này được trừ khỏi thu nhập chịu thuế, khi tính thu nhập chịu thuế của DN.
Theo quan điểm của thuế, giá trị dụng cụ tính vào chi phí trong năm 2018 là: 25.800.000 đồng. Như vậy, đã phát sinh một khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế là 23.112.500 đồng và kế tốn Cơng ty phải theo dõi khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế này làm căn cứ xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả trên TK 347, và ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại trên TK 8212 thơng qua việc kế toán ghi sổ Nợ TK 8212/Có TK 347, với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% thì số tiền ghi nhận cho việc ghi sổ này là 4.622.500 đồng theo như quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17.
Như vậy, với ví dụ liên quan đến chênh lệch tạm thời chịu thuế ở trên đã tác động đến
khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả (TK 347) tương ứng với chỉ tiêu mã số 341 trên BCĐKT với số tiền tương ứng là 4.622.500 đồng.
Ngoài ảnh hưởng đến BCĐKT, thì với số liệu của ví dụ này còn ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp mã số 52 trên BCKQKD với số tiền 4.622.500 đồng.
Thứ hai, dựa vào giá trị ghi sổ của tài
sản: Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó, hoặc giá trị ghi sổ của nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở ttính thuế của nó. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh khi giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó, hoặc giá trị ghi sổ của nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của nó.
Chẳng hạn như tại Cơng ty cổ phần Hồng Gia áp dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế TNDN theo quy định là 20%.
Tại Cơng ty cổ phần Hồng Gia trong năm 2019 có tổng thu nhập kế toán là 385.383.000 đồng. Ngày 1/7/2019, Cơng ty cổ phần Hồng Gia đưa vào sử dụng một thiết bị quản lý có ngun giá 1.200.000.000 đồng. Cơng ty xác định sẽ tính thời gian khấu hao là 5 năm, theo quy định của thuế thì thời gian khấu hao là 4 năm.
Số 19 - Tháng 5/2021
121.
Thời gian khấu hao thiết bị giữa công ty và quy định của thuế không giống nhau làm phát sinh chênh lệch giữa thu nhập tính thuế và lợi nhuận kế toán, cụ thể: Theo thông tin trên thì thu nhập kế tốn của Cơng ty là 385.383.000 đồng. Số tiền khấu hao thiết bị quản lý do kế toán xác định =1.200.000.000 đồng/5*6/12 = 120.000.000 đồng. Số tiền khấu hao thiết bị quản lý do thuế xác định = 1.200.000.000 đồng/4*6/12 = 150.000.000 đồng. Chênh lệch tạm thời chịu thuế = 150.000.000 đồng - 120.000.000 đồng = 30.000.000 đồng, vì doanh thu khơng đổi nên thu nhập chịu thuế sẽ ít hơn thu nhập kế toán là 30.000.000 đồng. Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả = 30.000.000 đồng * 20% = 6.000.000 đồng. Kế toán ghi sổ: Nợ TK 8212/ Có TK 347 số tiền là 6.000.000 đồng.
Với ví dụ liên quan đến chênh lệch tạm thời chịu thuế ở trên đã tác động đến khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả (TK 347) tương ứng với chỉ tiêu mã số 341 trên BCĐKT với số tiền tương ứng là 6.000.000 đồng.
Ngồi ảnh hưởng đến BCĐKT, thì với số liệu của ví dụ này còn ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại mã số 52 trên BCKQKD với số tiền 6.000.000 đồng.
Như vậy thu nhập tính thuế tại Công ty là 355.383.000 đồng; thuế TNDN phải nộp là 71.076.600 đồng, khi đó lợi nhuận kế tốn sau thuế của Công ty là 314.306.400 đồng.
Thứ ba, dựa vào nghĩa vụ nộp thuế của
DN: Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho nghĩa vụ nộp thuế của DN năm hiện tại tăng hơn so với các năm trong tương lai, đây là khoản “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ”; Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho nghĩa vụ nộp thuế của DN năm hiện tại giảm hơn so với các năm trong tương lai, đây là khoản “Chênh lệch tạm thời chịu thuế”;
Thứ tư, dựa vào kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của DN: Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho Thu nhập kế toán trước thuế < Thu nhập tính thuế; hoặc làm cho Doanh thu (kế toán) < Doanh thu (Thuế); hoặc làm cho Chi phí (kế toán) > Chi phí (Thuế). Đây là khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ.
Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho Thu nhập kế toán trước thuế > Thu nhập tính thuế; hoặc làm cho Doanh thu (kế toán) > Doanh thu (Thuế); hoặc làm cho Chi phí (kế toán) < Chi phí (Thuế). Đây là khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế.
Chẳng hạn như tại Công ty cổ phần Thu
An áp dụng chế độ kế tốn theo Thơng tư 200/2014/TT-BTC; Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế TNDN theo quy định là 20%.
Tại Công ty cổ phần Thu An trong năm 2018 có tổng lợi nhuận kế toán là 279.648.000 đồng. Cũng trong năm 2018, Công ty cổ phần Thu An trích trước chi phí
Số 19 - Tháng 5/2021
122.
sửa chữa lớn tài sản cố định sử dụng ở bộ phận bán hàng số tiền 150.000.000 đồng nhưng thực tế trong năm không phát sinh khoản chi phí này.
Theo các thông tin trên, kế toán xác định lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế để tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với quy định như sau: Lợi nhuận kế tốn tại Cơng ty là 279.648.000 đồng. Trong năm Công ty trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định nhưng thực tế không phát sinh khoản chi phí này. Do vậy, chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm 2018 là 150.000.000 đồng, từ đó làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại 150.000.000 đồng * 20% tức là 30.000.000 đồng. Kế toán ghi sổ theo bút tốn: Nợ TK 243/Có TK 8212 số tiền là 30.000.000 đồng.
Như vậy, với ví dụ liên quan đến chênh lệch tạm thời được khấu trừ ở trên đã tác động đến tài sản thuế thu nhập hoãn lại (TK 243) tương ứng với chỉ tiêu mã số 262 trên BCĐKT với số tiền tương ứng là 30.000.000 đồng.
Ngoài ảnh hưởng đến BCĐKT, thì với số liệu của ví dụ này còn ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại mã số 52 trên BCKQKD với số tiền 30.000.000 đồng.
Tên Công ty và số liệu tương ứng của từng Công ty trên đây chỉ là giả định, nhằm phục vụ cho tác giả cho việc phân tích thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại.
III. KẾT LUẬN
Thơng qua phương pháp phân biệt các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ và chênh lệch tạm thời phải chịu thuế nêu trên sẽ giúp cho những người làm cơng tác kế tốn tại DN dễ dàng nhận diện rõ đâu là nghiệp vụ có gây ra chênh lệch tạm thời được khấu trừ và chênh lệch tạm thời phải chịu thuế? Từ đó làm căn cứ xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại, thuế thu nhập hoãn lại phải nộp và ghi nhận vào TK 243, TK 347, TK 8212 chính xác, kịp thời. Qua đó, giúp cho việc trình bày thơng tin trên báo cáo tài chính của DN trung thực, chính xác và hợp lý hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Chuẩn mực kế tốn Việt Nam sớ 17“Thuế TNDN” (VAS-17).