Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động của NHTM Việt Nam do ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Tập san 19 (Trang 50 - 53)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

5. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động của NHTM Việt Nam do ảnh hưởng

động của NHTM Việt Nam do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19

Dù chưa bị tác động mạnh và ngay lập tức như các ngành về du lịch, dịch vụ, hàng không, xuất nhập khẩu...song ngân hàng là một ngành cũng được dự báo sẽ bị ảnh hưởng và gặp những rủi ro khơng nhỏ. Trong thời gian qua, tồn ngành đã vào cuộc để chung tay cùng đất nước, doanh nghiệp và người dân giảm thiểu tác động của COVID-19 như cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi suất, giảm phí dịch vụ... Theo đó, ngày 31/03/2020, NHNN Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 02/ CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành Ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19. Theo nội dung của Chỉ thị, ngành Ngân hàng nên chủ động xây dựng phương án phòng, chống dịch đảm

Số 19 - Tháng 5/2021 51.

bảo hoạt động của hệ thống an tồn, thơng suốt và hiệu quả. Bên cạnh đó, NHNN Việt Nam cần triển khai kịp thời các giải pháp chính sách như: điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, giảm đồng thời các mức lãi suất điều hành để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, miễn, giảm phí thanh toán.

* Về phía Chính phủ và NHNN Việt Nam

- Cần tiếp tục bám sát tình hình dịch bệnh và có những chỉ đạo kịp thời, chính xác và kiên quyết đối với việc phòng, chống và xử lý dịch bệnh cũng như những cá nhân và tổ chức vi phạm quy định của Nhà nước.

- Cần tăng cường vai trò quản lý Nhà nước tại các địa phương. Đối với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, tăng cường vai trò cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng trên địa bàn, khẩn trương chỉ đạo quyết liệt việc triển khai các giải pháp phịng, chống, khắc phục khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch của các NHTM trên địa bàn theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN, của UBND các địa phương.

* Về phía các NHTM Việt Nam

Trước tình hình dịch bệnh gia tăng nguy hiểm, cùng với việc thực hiện Chỉ thị 02/2020 của NHNN Việt Nam, các NHTM cần có những giải pháp để giải quyết những khó khăn đang gặp phải, khắc phục các rủi ro do đại dịch bệnh gây ra. Cụ thể:

- Các NHTM cần giảm tỷ trọng tín dụng để phát triển phi tín dụng. Trong giai

đoạn này, đây là cơ hội tốt để các ngân hàng điều chỉnh danh mục cho vay, thậm chí hướng tới điều chỉnh danh mục tài sản tiến tới giảm tỷ trọng tín dụng, tăng các tài sản phi tín dụng, mặc dù đây là điều khơng hề dễ dàng vì tín dụng ln được coi là tài sản cơ bản nhất của kinh doanh ngân hàng nhưng nó cũng mang lại nhiều tổn thất nhất nếu rủi ro tín dụng xảy ra. Do đó, giảm tỷ trọng tín dụng, giảm thu lãi từ tín dụng, tăng tỷ trọng các hoạt động dịch vụ từ đó tăng thu từ những hoạt động phi tín dụng luôn là mục tiêu của nhiều ngân hàng.

- Các NHTM cần giảm thiểu nợ xấu. Để thực hiện được giải pháp này, các ngân hàng cần kiên trì tuân thủ các chỉ đạo của NHNN trong việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi vay cho khách hàng vay vốn tại ngân hàng. Việc này sẽ khiến các ngân hàng phải hi sinh mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra, nhưng chung lưng cùng doanh nghiệp và cá nhân đang gặp khó khăn vì COVID-19 sẽ giúp họ sớm phục hồi hoạt động, từ đó, khơng chỉ khách hàng mà cả ngân hàng và nền kinh tế sẽ hồi phục bền vững. Ngược lại, nếu ngân hàng theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, khơng duy trì những chính sách hỗ trợ khách hàng khi họ đang gặp khó khăn thì có thể ngân hàng và cả nền kinh tế sẽ phải rất mệt mỏi để giải quyết bài toán phải xử lý nợ xấu trong nhiều năm hậu dịch.

- Các NHTM cần tăng cường sự phối hợp, chia sẻ thông tin với nhau để đảm bảo có sự đồng thuận cao trong triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng,

Số 19 - Tháng 5/2021 52.

đặc biệt là giải pháp giữ nguyên nhóm nợ khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi… Chủ động thông tin đầy đủ, kịp thời về các giải pháp, chính sách, chương trình, gói sản phẩm hỗ trợ để khách hàng vay vốn biết và phối hợp thực hiện.

- Các NHTM cần đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số ngân hàng. Việc số hóa từ văn bản, thủ tục, phương thức làm việc, phương thức giao dịch trong nội bộ cũng như với khách hàng qua giai đoạn dịch bệnh này được nhìn nhận là việc làm hết sức cấp thiết. Đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống big data và nhanh chóng đưa vào sử dụng các sản phẩm ngân hàng số, các giao dịch ngân hàng điện tử, đặc biệt trong lĩnh vực trong nhóm ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ để giảm giao dịch trực tiếp với nhóm khách hàng này cũng là việc ưu tiên thực hiện.

Đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt; đa dạng các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp để hỗ trợ tích cực hơn với các đối tượng, ngành kinh tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ để hạn chế giao dịch trực tiếp, tạo điều kiện tăng cường tiếp cận tín dụng cho khách hàng; tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch, biện pháp khắc phục khi cán bộ bị lây nhiễm dịch, đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng an tồn, thơng suốt, khơng bị gián đoạn.

- Các NHTM cần nâng cao năng lực quản trị, điều hành, giám sát của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban điều hành

và Ban kiểm soát đối với các hoạt động của NHTM. Thơng qua đợt phịng, chống dịch bệnh COVID-19, đây cũng là cơ hội để các ngân hàng kiểm định tính hiệu quả của các chính sách đã xây dựng về quản trị rủi ro, trong đó có rủi ro hoạt động. Là cơ hội để ngân hàng biết được quy trình hoạt động và hệ thống nhân sự hiện tại có vận hành hiệu quả khơng, có chỗ nào có thể điều chỉnh để tối ưu hóa hơn khơng. Đặc biệt là về vấn đề nhân sự, khi hiện tại chúng ta ln bị đánh giá là quốc gia có năng suất lao động thấp, rất nhiều lao động trong bộ máy khơng có hiệu quả, nên đây sẽ là thời cơ để các ngân hàng xác định được ai là nhân sự tốt, nhân sự nào có thể cắt giảm, từ đó tối ưu hóa được chi phí hoạt động.

III. KẾT LUẬN

Đại dịch bệnh COVID-19 vẫn đang tiếp tục diễn ra chưa có hồi kết với mức độ lây lan nhanh chóng và nguy hiểm khơn lường. Rủi ro và tổn thất đều được thấy rõ đối với từng nhà, từng ngành và toàn thể nền kinh tế xã hội trên toàn cầu. Để hạn chế được rủi ro và tổn thất đó, các NHTM Việt Nam cần quán triệt ngay những giải pháp nêu trên, cần được triển khai quyết liệt. Toàn ngành Ngân hàng tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc” với quyết tâm và sự đồng bộ thống nhất cao hơn nữa từ cấp Trung ương đến địa phương, từ NHNN đến các NHTM để triển khai có hiệu quả các giải pháp trên nhằm hạn chế rủi ro và tổn thất thấp nhất, góp phần đẩy lùi dịch bệnh và khơi phục nền kinh tế của đất nước nhanh chóng nhất./.

Số 19 - Tháng 5/2021 53.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Tập san 19 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)