I. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. Tình hình giảng dạy và học tập các
môn LLCT gắn với giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho SV
Giảng dạy LLCT gắn với giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho SV là một nhiệm vụ quan trọng được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm thực hiện. Kết quả của mục tiêu này phụ thuộc nhiều vào hiệu quả giảng dạy và học tập các môn LLCT trong trường ĐH, CĐ. Để có cái nhìn đầy đủ, chúng tôi đã tham khảo và thực hiện một số khảo sát về tình hình giảng dạy, học tập các môn LLCT ở Trường Đại học Kinh tế Nghệ An và thu được những kết quả như sau:
Với câu hỏi: “Việc học tập các môn LLCT ở trường Đại học, theo anh, chị có cần thiết hay không?”. Kết quả trả lời có 88,5% số phiếu là cần thiết; cịn 11,5% cho là khơng cần thiết. Điều này cho thấy đa số SV có nhận thức tốt về việc học tập các môn học LLCT.
Với câu hỏi: “Anh, chị có thái độ như thế nào khi học các môn LLCT?”. Kết quả thu được là: 32,7% cảm thấy hứng thú khi học; 21,7% có thái độ học đối phó; 9,2% cảm thấy chán nản và có đến 36,4% SV cho rằng khó đánh giá. Như vậy, thực tế có một số SV chưa có thái độ học tập đúng đắn với các môn học này.
Với câu hỏi: “Đánh giá của anh, chị về mức độ hiệu quả giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV qua giảng dạy và học tập các môn LLCT?”. Kết quả: 47,4% cho là
Số 19 - Tháng 5/2021 63.
hiệu quả tốt; 25,3% cho là đạt; cịn lại 27,3% khơng trả lời. Kết quả này cho thấy đa số SV đồng ý cho rằng giảng dạy các mơn LLCT có vai trị và thực hiện có hiệu quả trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV.
Như vậy, với kết quả điều tra thu được và thơng qua khảo nghiệm trong q trình giảng dạy, chúng tơi nhận thấy rằng:
Về phía SV, trình độ nhận thức của người học không đồng đều, nguyên nhân do trình độ đầu vào đa dạng, hình thức đào tạo khác nhau. Trình độ tư duy trừu tượng của SV còn hạn chế, do khi bước vào đại học, chủ yếu dừng ở tư duy cụ thể, trực quan, cảm tính, khả năng trừu tượng chưa cao nên khi đào tạo họ phải đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, nhưng phải cụ thể và tỉ mỉ. Kinh nghiệm thực tiễn cuộc sống của SV còn ít và thiếu, họ gặp nhiều khó khăn khi học tập các môn LLCT, đặc biệt là gắn việc học tập với việc tăng cường nhận thức, hành động về lý tưởng, đạo đức, xây dựng lối sống mới.
Về phía giảng viên (GV), trong giảng dạy LLCT có một số ưu điểm và hạn chế nhất định. Về ưu điểm: đội ngũ GV có nhận thức đúng đắn về vai trị và tầm quan trọng của việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho SV thông qua giảng dạy các môn LLCT; đồng thời đã triển khai và thu được hiệu quả; việc đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đã có sự thống nhất giữa khoa, bộ môn
và GV. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó vẫn cịn tồn tại một số hạn chế nhất định như: trong đổi mới nội dung, PPGD các môn LLCT, nhiều GV thực hiện thiếu tính liên tục, hiệu quả chưa cao, đơi khi cịn theo phong trào. Việc kết hợp giảng dạy với giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho SV có thực hiện nhưng chậm đổi mới, thiếu tính đồng bộ.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên:vẫn còn hạn chế trong nhận thức của xã hội và các cấp lãnh đạo về vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; việc đổi mới nội dung, PPGD các môn LLCT gắn với giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho SV còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ; chất lượng đội ngũ GV các mơn LLCT trước u cầu của tình hình mới vẫn cịn hạn chế; các hình thức giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho SV trong nhà trường chưa đa dạng, phong phú và hấp dẫn; cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này còn nhiều hạn chế...