I. ĐẶT VẤN ĐỀ
6. Một số giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng
người tiêu dùng khiếu nại về việc không đi vay nợ nhưng liên tục bị gọi điện thoại, nhắn tin để quấy rối, đe doạ, ép buộc trả nợ. Dù người tiêu dùng đã nhiều lần thông báo về việc không liên quan đến khoản nợ của doanh nghiệp.
Một số vụ việc, đối tượng sử dụng hình ảnh, thơng tin liên hệ của người tiêu dùng và người thân của họ đăng tải công khai trên mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, bịa đặt nhằm gây áp lực trả nợ… Trong những trường hợp này, người tiêu dùng rất khó u cầu cơng ty liên quan dừng việc thu nợ nhầm.
Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng cảnh báo người tiêu dùng vay tiền trực tuyến trong bối cảnh ảnh hưởng dịch Covid-19. Theo đó, người tiêu dùng khơng nên vay tiền trực tún của các tổ chức, cá nhân không công bố biểu phí hoặc làm rõ các chi phí phát sinh trong q trình
giao dịch; khơng gửi trước mẫu hợp đồng vay tiền và các nội dung chi tiết để người vay tìm hiểu trước khi giao dịch…
Đối với quy trình cho vay của các ngân hàng, với các khoản vay tiêu dùng, việc thẩm định hồ sơ của nhiều ngân hàng đã được tự động hóa thay vì phải tốn nhiều thời gian trình duyệt như trước đây.
6. Một số giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng vay tiêu dùng
Một là, Nhà nước cần hồn thiện chính sách cho vay tiêu dùng gắn với chính sách giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
Theo Ngân hàng Thế giới, tình trạng thiếu khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính của các nhóm đối tượng thu nhập thấp trong xã hội là nguyên nhân quan trọng dẫn tới bất bình đẳng thu nhập và suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Để thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam theo kịp với sự phát triển của thị trường thế giới, cần phải hoàn thiện các vấn đề pháp lý cho kênh tài chính tiêu dùng để tạo nền tảng cho hệ thống ngân hàng thương mại và các công ty tài chính hoạt động, tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh. Vì vậy, phát triển tài chính dân cư gắn với chính sách quốc gia về giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội được coi là một trụ cột của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững. Như nhiều nước trên thế giới, những năm gần đây, Việt Nam rất quan tâm đến phát triển tài chính, tín dụng dân cư toàn diện để đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài
Số 19 - Tháng 5/2021 35.
chính của mọi thành viên, đặc biệt là các đối tượng thu nhập thấp dễ bị tổn thương trong xã hội.
Hai là Nhà nước cần tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân nâng cao nhận thức tín dụng cho vay tiêu dùng.
Một điểm khác biệt khi lựa chọn cho vay tiêu dùng chính là trải nghiệm khách hàng luôn được chú trọng và cải thiện trong suốt quá trình tham gia vay tiêu dùng. Đại bộ phận tầng lớp Nhân dân có nhu cầu vay tiêu dùng là người có thu nhập thấp, vẫn cịn khơng ít người dân có thói quen chưa tìm hiểu tường tận các quy định cho vay tiêu dùng, nghĩa vụ và ý thức trả nợ lại kém, dẫn đến những mâu thuẫn, gây nên những cách nhìn khơng hay về dịch vụ cho vay tiêu dùng. Ngoài ra, cần đẩy mạnh các chiến dịch quảng bá thương hiệu và truyền thông để người dân biết đến thương hiệu và dịch vụ, đồng thời mở rộng mạng lưới các điểm bán hàng để khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng, đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng tư vấn theo nhu cầu của khách hàng. Khi người dân có đầy đủ thông tin và thêm lựa chọn khi cần vay, họ sẽ giảm dần thói quen tìm đến tín dụng đen.Vì vậy, cần phải có giải pháp tun truyền, vận động, hỗ trợ người dân nâng cao nhận thức tín dụng cho vay tiêu dùng thông qua hoạt động của tổ chức Đảng và hệ thống đoàn thể chính trị - xã hội.Để làm tốt công tác này, cơ quan chức năng cần phải triển khai các chiến dịch tư vấn tốt cả trước, trong và sau quá trình khách hàng sử dụng dịch
vụ. Bởi vì thay đổi thói quen của người dân cần phải có phương pháp và thời gian cần thiết, gắn quyền và nghĩa vụ của người dân trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay tiêu dùng. Đồng thời với việc nâng cao hiểu biết về tín dụng an toàn cho người dân, các tổ chức tín dụng cho vay tiêu dùng cần hợp tác xây dựng cẩm nang thông tin giúp người dân hiểu rõ sự minh bạch của tín dụng cho vay tiêu dùng gắn với sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng của Nhà nước.
Ba là Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phát triển cho vay tiêu dùng.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cần khuyến cáo người tiêu dùng khi vay tiêu dùng cần hiểu rõ hợp đồng tín dụng về lãi suất, thời gian vay, quy định trả nợ trước hạn, mức phạt trả chậm; chỉ ký hợp đồng sau khi nắm rõ thông tin; yêu cầu cung cấp bản sao hợp đồng tín dụng để lưu giữ… Nếu bị đòi nợ nhầm, người tiêu dùng liên hệ với bên cho vay để tránh bị làm phiền hoặc liên hệ tới cơ quan bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ.
Cùng với việc tiếp tục khắc phục tồn tại trong cho vay tiêu dùng hiện nay về yếu tố lãi suất, khả năng giảm thiểu rủi ro của các tổ chức tín dụng, cần đa dạng các sản phẩm mới như: Các khoản cho vay theo lương, hoạt động cho vay đồng cấp - những sản phẩm hiện đã được phát triển mạnh ở rất nhiều quốc gia trên thế giới nhằm quản lý hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng với hai mục tiêu chính, đó là bảo vệ người đi vay và
Số 19 - Tháng 5/2021 36.
thúc đẩy thị trường cho vay tiêu dùng phát triển lành mạnh, cung cấp các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mọi người dân.
Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các chương trình giảm nghèo đa chiều và đảm bảo an sinh xã hội thông qua chính sách trợ cấp lãi suất hoặc hỗ trợ giảm lãi suất cho vay tín dụng tiêu dùng (khoản chênh lệch giữa cho vay tiêu dùng và cho vay thương mại); sửa đổi chính sách tín dụng đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo hướng cho phép huy động vốn tiền gửi gắn với chức năng cho vay (Theo quy định tại Nghị định 39/2014/NĐ-CP ngày 7/5/2014, khác với các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng bị hạn chế tiếp cận với các nguồn vốn chi phí thấp do không được phép thực hiện hoạt động huy động tiền gửi dân cư).
Bốn là các ngân hàng, các cơng ty tài chính cần đổi mới quy trình, thủ tục tín dụng cho vay tiêu dùng.
Quy trình, thủ tục tín dụng cho vay giúp tổ chức tín dụng nắm, quản lý khách hàng. Quy trình thẩm định địi hỏi phải thuận lợi, chặt chẽ giúp tổ chức tín dụng cho vay tiêu dùng phân định hành vi, xu hướng, quản lý suốt hành trình sau vay của khách hàng để chủ động trong biện pháp quản trị rủi ro.
Về nghiệp vụ tín dụng, khi người dân có nhu cầu vay cấp thiết thì cần đơn giản quy trình, quy định, thủ tục theo hướng đơn giản, gắn việc quản lý khoản vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra, cần thực hiện tốt hơn việc minh bạch thông
tin cho khách hàng với những vấn đề như lãi suất, phí, cách tính, thời hạn, phương thức đòi nợ, mức phạt khi trả nợ muộn hay thanh toán trước hạn…
Trước áp lực tham gia của những thành viên mới và những ứng dụng công nghệ vào hoạt động cho vay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Xu thế này đem đến lợi ích cho người tiêu dùng nhưng cũng tạo ra áp lực cho cơ quan quản lý trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý để giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia.
Để gia tăng được cho vay tiêu dùng, các quy định, thủ tục cần có những bước thay đổi hỗ trợ khách hàng thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Theo đó, ngân hàng số sẽ là bước tiến tiếp theo của ngân hàng bán lẻ nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng nhằm mang tới cho khách hàng những trải nghiệm mới ưu việt và cắt giảm chi phí hoạt động cho ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam đều đang phải hoạch định và triển khai chiến lược về ngân hàng số nhằm đơn giản hóa thủ tục xét duyệt khoản cho vay.
III. KẾT LUẬN
Cho vay tiêu dùng có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia, do đó xác định đúng các rào cản và thực hiện các biện pháp hiệu quả là cần thiết và cấp bách để người tiêu dùng có thể truy cập, sử dụng các dịch vụ tài chính một cách nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao cho bản thân người dân vay tiêu dùng, các tổ chức tín dụng cung cấp vốn và trên hết là hiệu quả đối với nền kinh tế.
Số 19 - Tháng 5/2021 37.
TÀI LIỆU THAM KHẢO