Ảnh hưởng của đại dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động của NHTM

Một phần của tài liệu Tập san 19 (Trang 48 - 50)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

4. Ảnh hưởng của đại dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động của NHTM

Covid-19 đến hoạt động của NHTM Việt Nam

Năm 2019 vừa qua, ngành ngân hàng đang có những kết quả hoạt động tốt đẹp, đang trong đà ổn định và tăng trưởng ở những năm tiếp theo. Tuy nhiên bước sang năm 2020, đại dịch COVID-19 lại bất ngờ ập đến khiến cho kinh tế toàn cầu và ở Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, do hoạt động của ngân hàng liên quan mật thiết với mọi biến động của tổ chức và cá nhân trong xã hội. Vì vậy, đại dịch bệnh COVID-19 đã làm cho hoạt động của các NHTM gặp khơng ít các khó khăn và rủi ro khó lường. Cụ thể như sau:

- Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng thấp,

bị giảm mạnh so với kế hoạch đề ra. Theo thống kê của NHNN, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng từ đại dịch bệnh COVID-19 khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Theo đánh giá sơ bộ trong Báo cáo về ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với hoạt động tín dụng ngân hàng gửi đến Chính phủ, NHNN Việt Nam cho biết, tín dụng tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước. Đến ngày 31/03/2020, dư nợ tín dụng đạt 8.301.988 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 3,19%), nhịp độ tăng từng tháng có xu hướng cải thiện (tháng 1 tăng 0,1%, tháng 2 tăng 0,07% và tháng 3 tăng 1,1%). Theo đánh giá sơ bộ, đến nay dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.

Trong tổng số dư nợ toàn hệ thống bị ảnh hưởng, một số ngành có số dư nợ khá lớn như: Nơng, lâm nghiệp và thủy sản bị ảnh hưởng khoảng 157.000 tỷ đồng, chiếm 1,9% dư nợ nền kinh tế; tập trung chủ yếu vào các dư nợ đối với các ngành hàng rau quả, thủy sản, cao su, cà phê, chè, hạt tiêu; Khai khoáng bị ảnh hưởng khoảng 45.000 tỷ đồng, chiếm 0,5% dư nợ nền kinh tế; tập trung chủ yếu vào dư nợ đối với khai thác than, dầu thô, quặng kim loại...;

Công nghiệp chế biến-chế tạo bị ảnh hưởng khoảng 520.000 tỷ đồng, chiếm 6,3% tổng dư nợ; trong đó, dư nợ bị ảnh hưởng của

Số 19 - Tháng 5/2021 49.

ngành chế biến thực phẩm, đồ uống khoảng 193.000 tỷ đồng, dệt may khoảng 137.000 tỷ đồng, xi măng khoảng 104.000 tỷ đồng, chế biến gỗ khoảng 86.000 tỷ đồng;

Kinh doanh khoáng sản, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng, kinh doanh ô tô và phụ tùng bị ảnh hưởng khoảng 548.000 tỷ đồng, chiếm 6,6% tổng dư nợ; Vận tải bị ảnh hưởng khoảng 139.000 tỷ đồng, chiếm 1,68% tổng dư nợ…

Hoạt động dịch vụ khác (sửa chữa các thiết bị, đồ dùng gia dụng, dịch vụ phục vụ tăng cường sức khỏe,...), dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng khoảng 260.000 tỷ đồng, chiếm 3,1% tổng dư nợ.

Đại dịch COVID-19 làm cho mục tiêu tăng trưởng về tín dụng của các NHTM năm 2020 khó có thể đạt được theo kế hoạch. Trước ảnh hưởng của bệnh dịch COVID-19, dự kiến GDP toàn cầu giảm khoảng 0,3-0,5% năm 2020 khiến cho xuất khẩu của nước ta tiếp tục giảm 20% và nhập khẩu giảm 16% trong quý II, do đó mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2020 khó đạt được kế hoạch.

Bên cạnh đó, tổng vay tiêu dùng trên dư nợ của Việt Nam hiện tại là 11,4% tổng dư nợ, cho thấy nhu cầu vay tiêu dùng đã bị sụt giảm, do đó mục tiêu đạt mốc 1 triệu tỷ đồng cho vay tiêu dùng trong năm 2020 và mục tiêu nâng tỷ trọng vay tiêu dùng trên dư nợ lên mức 40-50% tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng để đạt mức tỷ trọng của các nước phát triển là điều không thực hiện được.

- Ảnh hưởng tiếp theo là lợi nhuận của các NHTM có xu hướng giảm. Điều này là hệ quả tất yếu khi tỷ trọng thu của tín dụng vẫn chiếm đa số trong tổng thu của ngân hàng. Trước việc NHNN giảm hàng loạt các mức lãi suất cơ bản, cùng với ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN hướng dẫn các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19, sẽ làm doanh thu của ngân hàng giảm, dẫn đến làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng.

Theo đó, các NHTM đã thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ, giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng và hỗ trợ tín dụng cho khách hàng. Theo Báo cáo của NHNN, tính đến nay toàn hệ thống NHTM đã giữ nguyên các nhóm nợ cho trên 52 nghìn khách hàng với dư nợ 17.927 tỷ đồng; đã thực hiện miễn giảm lãi cho 6.427 khách hàng với dư nợ 125.242 tỷ đồng, số lãi được miễn giảm khoảng 300 tỷ đồng.

Đồng thời, các NHTM đã tích cực triển khai các chương trình, gói sản phẩm tín dụng ưu đãi lãi suất thấp hơn lãi suất thông thường từ 0,5%-3%/năm. Hiện nay các NHTM đã cho vay mới đối với 354.286 khách, doanh số cho vay đạt 165.208 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tập trung chủ yếu ở một số ngành như: Công nghiệp chế biến, chế tạo (60.000 tỷ đồng); Bán buôn bán lẻ (43.000 tỷ đồng); Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (16.000 tỷ đồng)…

Số 19 - Tháng 5/2021 50.

NHTM có xu hướng gia tăng nợ xấu. Theo NHNN, tổng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 ước tính lên tới 926.000 tỷ đồng. Ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng khơng có khả năng trả nợ đúng hạn, và từ đó gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, gia tăng nợ xấu là khó tránh khỏi. Nợ xấu của toàn bộ hệ thống được dự báo ở mức khoảng 4% trong năm 2020.

Theo ước tính của NHNN, trường hợp dịch được kiểm soát trong quý I, tỷ lệ nợ xấu (nội bảng, đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ) sẽ ở mức 2,9-3,2% đến cuối quý II và từ 2,6-3,0% đến cuối năm 2020; trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn và được kiểm soát trong quý II, tỷ lệ này sẽ ở mức gần 4% vào cuối quý II và 3,7% cuối năm 2020 và cịn có thể cao hơn, dẫn tới ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các TCTD và khả năng phục hồi của các NHTM yếu kém.

- Do mức độ lây lan nhanh chóng của dịch bệnh đã làm cho các hoạt động tác nghiệp cũng như cơ cấu vận hành của tất cả các ngân hàng từ Hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch đều bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, chỉ cần một thành viên ngân hàng bị nhiễm COVID-19 (F0), hoặc tiếp xúc chủ đích hoặc ngẫu nghiên với người thuộc nhóm F0, từ đó có thể khiến hoạt động cả ngân hàng bị ảnh hưởng và bị đình trệ. Khi ngân hàng có nhân viên nhiễm COVID-19 hoặc thuộc nhóm cách ly, cơng việc và hoạt

động nghiệp vụ của cá nhân bị đình trệ ngay lập tức, từ đó ảnh hưởng đến chuỗi các công việc khác của ngân hàng, ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu quả làm việc của những nhân viên khác. Ngồi ra, khi thơng tin ngân hàng có nhân viên nhiễm COVID-19 hoặc bị cách ly bị lan truyền ra bên ngoài, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng giao dịch tại ngân hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân sẽ e ngại khi phải đến tiếp xúc trực tiếp tại ngân hàng, từ đó, các hoạt động nhận gửi tiền, mở tài khoản, mở thẻ, cho vay vốn và các dịch vụ ngân hàng khác chắc chắn bị ảnh hưởng..

Một phần của tài liệu Tập san 19 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)