Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong năm

Một phần của tài liệu Tập san 19 (Trang 99 - 100)

I. PHẦN MỞ ĐẦU

4. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong năm

Việt Nam trong năm 2020

Đứng trước những cơ hội và khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thới giới nói chung, trong năm 2020, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cần có những giải pháp có tính đột phá để có thể thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra như sau:

Thứ nhất, Việt Nam cần nhất quán chính sách xuất khẩu, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn hàng xuất khẩu của Việt Nam

theo hướng tương thích với hệ thống tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu. Mặt khác, Nhà nước, các bộ, ngành chức năng cần khẩn trương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để chủ động thực hiện hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với EVFTA. Nhanh chóng phê chuẩn để sớm đưa hiệp định EVFTA vào thực hiện.

Thứ hai, đổi mới phương thức xuất khẩu. Đứng trước tác động mạnh mẽ của đạo dịch Covid 19, hoạt động xuất khẩu của các quốc gia đang bị ngưng trệ. Do đó, để hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có thể duy trì và phát triển, thì Việt Nam cần thay đổi phương thức xuất khẩu, thay vì việc phụ thuộc vào kênh xuất khẩu truyền thống thì cần đẩy mạnh quảng bá, tổ chức đào tạo và hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có thể có đủ điều kiện, năng lực tham gia bán hàng qua các sàn thương mại điện tử lớn như: Amazon, Alibaba.

Thứ ba, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và phục vụ xuất khẩu. Dịch Covid đã ảnh hưởng đến kinh tế của hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việc đóng cửa hoạt động ngoại thương của các quốc gia áp dụng nhằm hạn chế lây lan của dịch bệnh. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nông, thủy sản tươi sống, có tính mùa vụ nên đã gây ra tình trạng ùn ứ trong nước. Đứng trước tình hình này các ngành xuất khẩu cần đẩy mạnh chế biến sâu, đổi mới phương thức sản xuất, tạo ra các hàng

Số 19 - Tháng 5/2021 100.

hóa xuất khẩu có tính lâu dài. Mặt khác, dịch Covid đã được Việt Nam kiểm sốt tốt, vì vậy Việt Nam cần đẩy mạnh sản xuất ở những ngành hàng phục vụ hoạt động y tế để xuất khẩu ra các thị trường nước ngồi phục vụ cho việc phịng, chống đại dịch.

Thứ tư, Nhà nước cần xây dựng các chính sách hỗ trợ, chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng phù hợp với cam kết quốc tế. Mặt khác, cần tiếp tục đẩy mạnh việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp, cắt giảm điều kiện kinh doanh, giảm thuế … nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu trong điều kiện khó khăn của kinh tế tồn cầu hiện nay.

Thứ năm, đối với những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đang gặp khó khăn do dịch bệnh như Trung Quốc, Hoa Kỳ thì Việt Nam cần có giải pháp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vào các thị trường này. Mặt khác, cần dành thời gian rà soát chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu, đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm những thị trường mới thay thế.

III. KẾT LUẬN

Thực tiễn trong những năm qua đã cho thấy tính đúng đắn và hợp lý trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Các mục tiêu của chiến lược này đang dần được hiện thực hóa. Tuy nhiên, chỉ cịn 1 năm để hồn thành các mục tiêu này, và năm 2020 là năm mà nền kinh tế Việt Nam nói

chung và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói riêng phải đối mặt với khơng ít khó khăn và thách thức do đại dịch Covid 19 gây ra. Do đó, trong năm 2020 này, Việt Nam cần phải có những chính sách đúng đắn, bước đi tích cực nhằm giúp hoạt động xuất khẩu có thể duy trì và vượt qua được những khó khăn, trở ngại này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Tập san 19 (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)