- Về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê:
2. Tổng quan về thị trường dược phẩm Việt Nam hiện nay.
phẩm Việt Nam hiện nay.
Sức khỏe luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi con người, mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế có xu hướng tăng lên hiện nay do thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí được cải thiện, trong khi môi trường sống ngày càng có nguy cơ ơ nhiễm cao làm gia tăng càng nhiều loại bệnh tật… là yếu tố chính dẫn đến
sự phát triển mạnh của ngành dược ở hiện tại và tương lai. Tiềm năng tăng trưởng của thị trường dược đã thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại, các tập đoàn quốc gia trên thế giới, thậm chí cả những nhà đầu tư trong nước hoạt động ngoài ngành. Cụ thể, Tập đoàn Vingroup các đây không lâu đã thành lập Công ty Cổ phần Vinfa hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm và xây dựng dự án nghiên cứu sản xuất thuốc 2.200 tỷ đồng quy mô gần 10ha tại Bắc Ninh hay sự gia nhập ồ ạt của các tập đoàn dược phẩm nước ngoài vào khâu sản xuất tại Việt Nam như Sanofi, Taisho, Abbott… cũng đang tạo ra áp lực khá lớn với các doanh nghiệp dược trong nước. Mặt khác, các doanh nghiệp ngành dược cũng đã và đang nỗ lực tăng thêm đầu tư cho sản xuất, như các doanh nghiệp Imexpharm, Pymepharco… có lợi thế về cơng nghệ hiện đại, sản xuất nhóm thuốc kháng sinh đặc trị, cạnh tranh tốt với các thuốc nhập khẩu chất lượng cao, hiện đang sở hữu nhà máy sản xuất theo chuẩn châu Âu, đảm bảo GMP. Một số doanh nghiệp khác như Dược Hậu Giang, Dược Bình Định, Mekorphar, Domesco… là các công ty sở hữu nhà máy đạt chuẩn WHO - GMP lại tập trung vào thị trường thuốc OTC. Một nhóm doanh nghiệp khác như Dược Bến Tre, Dược Cửu Long, Dược Hà Tây… đang tích cực tham gia cung cấp thuốc ở các tỉnh là chủ ́u. Ngồi ra, cịn có các doanh nghiệp tập trung vào nhóm Đơng dược như Trapharco, dược phẩm OPC…
Số 19 - Tháng 5/2021
130.
nghiệp sản xuất dược phẩm bao gồm cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI, khoảng 194 nhà máy thuộc 158 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP- WHO, thuốc sản xuất trong nước đáp ứng đầy đủ 27 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Có 652 thuốc trong nước đã được công bố chứng minh tương đương sinh học so với thuốc biệt dược gốc, thuốc phát minh. Mức độ cạnh tranh trong thị trường dược những năm tới được đánh giá sẽ diễn ra khốc liệt hơn trên hầu hết các phân khúc thị trường.
Tình hình sản xuất dược phẩm trong nước vẫn còn nhiều hạn chế chỉ đáp ứng được khoảng 52,5% nhu cầu dược phẩm trong nước, số cịn lại phải thơng qua nhập khẩu. Sản phẩm của các Công ty Dược phẩm Việt Nam đa phần tập trung ở dạng bào chế đơn giản, dạng Generic, giá trị thấp, trùng lặp nhau và thiếu hẳn những loại thuốc đặc trị, bào chế phức tạp. Thị phần thuốc dạng Generic vốn đã nhỏ hẹp lại có thêm nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh nhau, dẫn tới tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, lợi nhuận giảm và thiếu sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, cũng đã có những doanh nghiệp dược Việt Nam đã sản xuất được một số thuốc địi hỏi trình độ cơng nghệ cao, đặc biệt đã sản xuất được 12/13 loại vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Đã có sản phẩm dược do các doanh nghiệp trong nước tự nghiên cứu, sản xuất bước đầu tạo dựng được uy tín, thương hiệu tại thị trường trong nước khá vững chắc
và đáp ứng các tiêu chuẩn để xuất khẩu ra một số quốc gia trên thế giới.
Các doanh nghiệp dược nước ta trung bình mỗi năm tiêu thụ khoảng 60.000 tấn nguyên liệu dược phẩm các loại trong đó 80-90% nguyên liệu dược phải nhập khẩu, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm vào Việt Nam lớn nhất trong nhiều năm. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu như vậy khiến công nghiệp dược dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài như biến động tỷ giá hay những “cú hích” về nguồn hàng cung cấp, cộng thêm chi phí nhập khẩu khiến giá thành thuốc của Việt Nam cao hơn khoảng 20-25% so với Trung Quốc, Ấn Độ.