- Về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê:
3. Triển khai việc dạy học bằng phương pháp tình huống trong một số nộ
phương pháp tình huống trong một số nội dung thuộc học phần quản trị chiến lược.
Phương pháp dạy học bằng tình huống gồm có ba thành phần liên quan với nhau:
• Nội dung của tình huống: trong đó nêu bật các vấn đề được đặt ra mang tính thực tiễn cao, có tính logic của vấn đề cần được mang ra phân tích, đánh giá cụ thể.
• Phân tích tình huống: từ các vấn đề nêu ra trong tình huống sinh viên xây dựng các câu hỏi cụ thể về các vấn đề cần giải quyết, cần quan tâm, cách thức giải quyết vấn đề trong tình huống.
• Thảo luận tình huống: nêu ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề gắn với nội dung môn học.
Các bước tiến hành phương pháp dạy
học bằng tình huống trong một buổi học:
Các bài tập tình huống có nhiều dạng, từ bài tập đơn giản, ngắn và cho từng chương đến những bài tình huống về một công ty trong suốt một giai đoạn hoạt động để người học phân tích chiến lược. Áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong học phần quản trị chiến lược, trước tiên người giảng viên
Số 19 - Tháng 5/2021
166.
cần xác định mục tiêu, nội dung kiến thức cần truyền đạt cho sinh viên là gì? Từ đó lựa chọn tình huống cho phù hợp, ví dụ để làm rõ bản chất và vai trị của sứ mệnh cơng ty, tầm nhìn chiến lược cơng ty,... có thể lựa chọn tình huống như: “Tìm ra sứ mạng mà đi” (Nguồn: K. Matsushita (Trần Quang Tuệ dịch), Quyết đoán trong kinh doanh, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, trang 134 - 138) hay phân tích tình huống: “ Tầm nhìn chiến lược sâu rộng của Bill Gates” (Nguồn: PGS.TS Ngô Kim Thanh, Bài tập Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2011, trang 40 - 46). Tùy thuộc vào từng bài học, kiến thức mà giảng viên mong muốn các sinh viên nhận được mà đưa ra phù hợp mục tiêu của mình ví dụ tìm hiểu mơi trường bên trong và mơi trường bên ngồi (thuộc nội dung chương 2 và 3 của học phần mơn học) thì sẽ đưa ra các tình huống liên quan đến mơi trường kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hố - xã hội, cơng nghệ hay môi trường ngành kinh doanh của một doanh nghiệp gồm có khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, sản phẩm hàng hóa dịch vụ thay thế...người giảng viên có thể đưa ra tình huống: “Những điểm doanh nhân Việt Nam cần đặc biệt lưu ý khi kinh doanh với người Nhật” (Nguồn: GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Đàm phán trong kinh doanh quốc tế, chương 9, NXB Thống Kê, 2009) hay tình huống: “Tại sao hàng Trung Quốc giá rẻ” (Nguồn: Việt Nam Supply Chain Insight, số 2, tháng 9/2009, trang 46 - 51). Từ tình huống trên có thể phân tích,
nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của chiến lược xuất khẩu hàng Trung Quốc giá rẻ,.... đây là một tình huống minh họa cho việc nghiên cứu phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp. Khi lựa chọn tình huống phân tích, thảo luận quan trọng là tình huống phải phù hợp với nội dung các lý thuyết trong học phần quản trị chiến lược và có tính cập nhật với xu hướng thực tế.
Sau khi đưa ra tình huống, giảng viên sẽ gợi ý các hướng giải quyết, giảng viên cần cung cấp các kiến thức về mặt lý thuyết có liên quan đến tình huống đưa ra hoặc từ tình huống để rút ra được những nội dung lý thuyết từ tình huống, giải thích thật chi tiết tình huống để sinh viên hiểu rõ các vấn đề cần giải quyết từ đó đưa ra hướng thảo luận về tình huống để gợi ý cho sinh viên, giúp sinh viên đi vào nội dung chính về vấn đề đề cập đến, hướng dẫn sinh viên tham gia vào tình huống ngay cả khi sinh viên khơng có sự chuẩn bị nào cũng có thể tham gia thảo luận được.
Phân công các cá nhân hoặc các nhóm để giải qút tình huống. Việc phân cơng để giải qút tình huống có thể lựa chọn sinh viên có ý thức, năng động, tích cực làm nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm. Các nhóm theo thứ tự có thể lên trình bày quan điểm của nhóm mình về tình huống đưa ra, các nhóm cịn lại có thể trao đổi, thảo luận để phân tích làm rõ thêm những vấn đề đã được nêu ra trong tình huống, giáo viên sẽ bổ sung thêm các câu hỏi cho nhóm trình bày. Mỗi
Số 19 - Tháng 5/2021
167.
sinh viên sẽ được đóng góp ý kiến của mình về tình huống đưa ra.
Giảng viên tổng kết tình huống, rút ra kết luận các giải pháp có liên quan đến nội dung lý thuyết môn học. Sau khi ghi nhận các ý kiến của các nhóm, từng thành viên trong nhóm, giảng viên sẽ dựa vào đó đánh giá vấn đề đang thảo luận. Có thể có những vấn đề khơng mang lại kết quả như mong muốn, có những vấn đề có kết quả đúng sai rõ ràng, nhưng giảng viên sẽ là người chốt lại về tình huống đó để giúp sinh viên có thể hiểu rõ hơn cách thức giải quyết của mình.
III. KẾT LUẬN
Áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong học phần quản trị chiến lược tạo điều kiện cho sinh viên có khả năng phân tích vấn đề, kỹ năng thực hành để nâng cao năng lực tư duy sáng tạo. Đồng thời, sinh viên sẽ có khả năng làm việc nhóm, tự nghiên cứu, suy luận, tích cực chủ động hơn trong học tập. Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng có một số thách thức bao gồm cả yếu tố chủ quan (giảng viên và sinh viên) và yếu tố khách quan (môi trường
điều kiện vật chất) cần được nhìn nhận. Phương pháp dạy học bằng tình huống chỉ thực sự phát huy những giá trị hữu ích khi có sự tham gia chủ động và yêu thích của sinh viên và trong điều kiện có đủ sách, tài liệu tham khảo và sinh viên cũng tự quen với việc tự nghiên cứu trước khi đến lớp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO