- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”
308 Điều 314, điều 323 BLDS 2015 về quyền của bên nhận cầm cố, quyền của bên nhận thế chấp.
Trong vụ tranh chấp giữa giữa nguyên đơn là NH Đầu tư và phát triển (BIDV) và bị đơn công ty TNHH xuất nhập khẩu lương thực Vạn Lộc310, tư cách bên BĐ của công ty Vạn Lộc không thay đổi, vì BIDV chỉ đồng ý cho Vạn Lộc chuyển nhượng tài sản thế chấp cho công ty Châu Phú, mà không phải là quan hệ chuyển nhượng nghĩa vụ. Vì vậy, Châu Phú khơng phải là bên kế thừa nghĩa vụ trả nợ của Vạn Lộc như lập luận của cơng ty Vạn Lộc. Quyền truy địi ĐS BĐ của BIDV, trong vụ việc này được thể hiện ở hai loại tài sản: (i) tài sản phái sinh từ ĐS BĐ (số tiền 4.500.000.000 đồng mà Châu Phú trả cho Vạn Lộc) và (ii) các tài sản thế chấp mà BIDV và Vạn Lộc đã thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp trước đó. Vì vậy, khẳng định việc duy trì quyền truy địi của BIDV là phù hợp với bản chất và đặc trưng của GDBĐ bằng ĐS.
Quy định của PL VN cho thấy mức độ mở rộng dần đối với phạm vi của quyền truy đòi. Trước đây, phạm vi quyền truy đòi tương đối hẹp311 khi chỉ áp dụng đối với biện pháp thế chấp. Trong Nghị định 21/2021/NĐ-CP, luật dành riêng một điều về quyền truy địi và quyền này khơng chỉ áp dụng cho một biện pháp BĐ cụ thể như trước đây. Tuy nhiên, quy định này mới dừng lại ở mức điều chỉnh tầm Nghị định, trong khi, nên ở một văn bản quy phạm cao hơn. Trong BLDS 2015, quyền truy đòi chưa được quy định chung mà chỉ được xác định cụ thể trong biện pháp cầm cố, thế chấp. Điều 314 BLDS 2015 chỉ quy định “quyền đòi lại tài sản” cầm cố của bên nhận cầm cố. Đối với số tiền thu được từ tài sản cầm cố và tài sản BĐ, luật để nội dung này ở phần về xử lý tài sản BĐ (điều 303, 304,307 và điều 314 khoản 2 BLDS VN 2015). Việc xác định số tiền thu được từ tài sản BĐ ở khâu xử lý (ngoại trừ trường hợp thế chấp), có ý nghĩa pháp lý khác với việc xác định số tiền này là tài sản phái sinh từ ĐS BĐ. Cụ thể: số tiền thu được từ việc bán tài sản BĐ là hệ quả của một trong những phương thức xử lý tài sản- mà việc xử lý này chỉ được thực hiện trong các trường hợp xuất hiện vi phạm thỏa thuận, đặc biệt là vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Trong khi đó, bản chất của quyền truy đòi được xác lập lên ĐS BĐ, bất kể ở khâu nào, bất kể có phát sinh vi phạm thỏa thuận BĐ khơng và là một hệ quả tất yếu của vật quyền BĐ. Cách quy định như vậy tạo ra hai hệ quả: (i) thu hẹp nội hàm của quyền truy đòi dựa trên biện pháp BĐ; (ii) có thể làm suy yếu bản chất của quyền truy đòi trong mối quan hệ với các biện pháp BĐ khác.
Vụ tranh chấp giữa bảy NH và cơng ty Tường Ngân là một ví dụ cho nhận định này312. Trong vụ việc, Tường Ngân đã cầm cố hạt café cho 07 NH. Điều này không vi phạm quy định PL GDBĐ. Dựa trên các quy định về cầm cố, thì chỉ khi xuất hiện sự kiện vi phạm, mới phát sinh quyền đòi lại tài sản (hoặc số tiền thu được từ việc bán hạt café nếu có thỏa thuận) của NH. Quy định như vậy, tạo thêm một “bước” đối với các NH trong
310
Bản án số 04/2019/ KDTM-PT của TAND tỉnh An Giang, giữa nguyên đơn là NH Đầu tư và phát triển (BIDV) và bị đơn công ty TNHH xuất nhập khẩu lương thực Vạn Lộc. Tóm tắt vụ việc (xem phụ lục 1, vụ việc số 7).
311 Trong quy định của NĐ 163/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm (đã hết hiệu lực), quyền truy đòi ở mức độ gián tiếp chỉ được nhà làm luật quy định với biện pháp thế chấp mà không áp dụng với các biện pháp bảo đảm khác (quyền được nhận số tiền từ nhà làm luật quy định với biện pháp thế chấp mà không áp dụng với các biện pháp bảo đảm khác (quyền được nhận số tiền từ việc bán tài sản chỉ được đề cập tới trong Điều 20 khoản 3 nghị định số 163 về GDBĐ. Nội dung tương tự khơng được tìm thấy trong các quy định về cầm cố tài sản (điều 18 Nghị định số 163/2006/NĐ –CP) và các quy định chung về tài sản bảo đảm.
312http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2013-12-08/kho-ca-phe-cam-co-7-ngan-hang-mot-nua-la-rac-6111.aspx truy cập ngày 20/05/2019 lúc 15: 05. 6111.aspx truy cập ngày 20/05/2019 lúc 15: 05.
việc chứng minh yêu cầu đòi lại ĐS (hoặc số tiền từ bán ĐS): NH phải chứng minh có sự kiện vi phạm thỏa thuận của các bên. Trong khi đó, nếu xác định quyền truy địi ở mức gián tiếp, thì bản thân số tiền thu được từ việc bán hạt café được xác định “tự động” là tài sản BĐ phái sinh. NH, do vậy, khơng có nghĩa vụ chứng minh sự kiện vi phạm, vì BĐ của NH được xác lập trên các hình thái của ĐSBĐ. Quy định này có thể giảm chi phí GD của các bên khi xác lập biện pháp cầm cố, đặc biệt đối với hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh.
Mức độ gắn kết tự động của quyền truy đòi với động sản bảo đảm và các tài sản phái sinh của động sản bảo đảm
Mức độ gắn kết tự động của quyền truy đòi đối với ĐSBĐ và tài sản phái sinh từ ĐS được thể hiện: trong trường hợp ĐSBĐ được chuyển giao cho người khác hoặc ĐS chuyển hóa sang hình thái khác thì bên nhận BĐ vẫn được bảo tồn trọn vẹn quyền này. Quyền truy địi đối với ĐS BĐ khơng chỉ dừng lại ở quyền đòi lại ĐS BĐ mà còn với tài sản phái sinh từ ĐS BĐ. Đây là hệ quả tất yếu của vật quyền BĐ mà không cần điều kiện tồn tại thỏa thuận cụ thể về nội dung này. Quy định PL VN cho thấy một phần của mức độ gắn kết này khi các nội dung của quyền truy đòi được đặt trong điều luật về quyền của bên nhận BĐ (quyền của bên nhận cầm cố: yêu cầu bên đang chiếm hữu trả lại tài sản và quyền của bên nhận thế chấp được yêu cầu bên thế chấp giao tài sản)313. Quy định thi hành BLDS về biện pháp BĐ cũng có một điều luật riêng về quyền truy đòi314.
Tuy nhiên, các quy định này có một số hạn chế như sau: (i) quy định chỉ dừng lại ở mức độ khẳng định quyền truy đòi của bên nhận BĐ đối với ĐS BĐ mà chưa áp dụng với các tài sản phái sinh của ĐSBĐ; (ii) mặc dù quy định khẳng định quyền của bên nhận BĐ đối với số tiền, hoa lợi phát sinh từ tài sản BĐ nhưng bị giới hạn trong một số trường hợp được liệt kê315. Vì vậy, cho phép suy luận: nếu ĐS BĐ thay đổi khơng nằm trong một số dự liệu này, thì quyền truy địi khơng tồn tại với các tài sản phái sinh316.
Để khắc phục hai hạn chế này, luật cung cấp phương thức để bên nhận BĐ bảo vệ quyền lợi của mình như đăng ký BĐ đối với tài sản phái sinh từ ĐSBĐ. Tuy nhiên, về nội dung này, PL chưa quy định rõ trong trường hợp ĐS BĐ chuyển thành ĐS mới thì việc đăng ký thay đổi đối với ĐSBĐ, mà không cần phải thực hiện đăng ký độc lập như đối với một ĐS mới. Quy định về các trường hợp thay đổi đăng ký biện pháp BĐ tại Nghị định 102/2017/NĐ- CP về đăng ký biện pháp BĐ cũng không thấy trường hợp này (điều 18