- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”
386 Điều 51 khoả n4 NĐ 21/2021/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
387 Thời gian hợp lý được định nghĩa là: là khoảng thời gian được hình thành theo thói quen đã được xác lập giữa các bên hoặc là khoảng thời gian mà trong điều kiện bình thường, các bên trong hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm hoặc chủ thể hoặc là khoảng thời gian mà trong điều kiện bình thường, các bên trong hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm hoặc chủ thể khác có quyền, lợi ích liên quan có thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình. Định nghĩa này, một mặt nào đó, có thể tăng tính chủ động của bên nhận BĐ khi thực hiện xử lý ĐS BĐ.
Trong bản án của TAND tỉnh Phú Yên giữa NHTM CP S và công ty CP T năm 2018388, kết luận của TA phù hợp quy định PL nhưng lập luận chưa thực sự thuyết phục. Về bản chất, tại thời điểm đó, theo Điều 61 NĐ số 163/2006/NĐ-CP về GDBĐ, nghĩa vụ thông báo về xử lý tài sản chỉ thực hiện đối với các bên cùng nhận BĐ, mà không phải là với bên cùng BĐ. Công ty B trong vụ việc này là bên BĐ và không thuộc phạm vi được thông báo của điều 61. Do vậy, việc xử lý ĐSBĐ của NH là hợp pháp và được công nhận. Nghị định số 21/2021/ NĐ- CP đã tăng tính chủ động cho NH trong việc xử lý ĐS so với các quy định trong NĐ số 163/2006/NĐ-CP389 khi cho phép các bên tự thỏa thuận về thời hạn thông báo cùng với quy định yêu cầu về nội dung thông báo. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vướng mắc trong quá trình áp dụng.
Thứ nhất, thời hạn thông báo quy định tại BLDS 2015 yêu cầu phải thực hiện trong thời gian hợp lý, trong khi Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, yếu tố “thời gian hợp lý” chỉ được xếp ở cấp độ số 2 (xếp sau trường hợp tự thỏa thuận). Giả sử các bên thỏa thuận: “NH sẽ thu giữ ĐS BĐ vào bất kỳ thời điểm nào nếu xuất hiện sự kiện vi phạm được quy định trong hợp đồng tín dụng” và NH chỉ thực hiện thông báo trước 1 ngày trước khi thu giữ ĐS, thì hành vi này có bị coi là khơng hợp pháp khơng? Nếu căn cứ quy định tại Điều 300 BLDS 2015, trường hợp này không được xem là thời gian thông báo hợp lý, nhưng là hợp lý nếu căn cứ vào Nghị định số 21/2021/NĐ- CP (điều 51 khoản 4)
Thứ hai, quy định thời hạn thông báo (10 ngày) cùng yêu cầu chi tiết đối với nội dung thông báo (địa điểm, thời gian xử lý ĐS BĐ) có thể được bên BĐ sử dụng như một “công cụ” cung cấp thông tin để tẩu tán ĐS BĐ. Đây là “hiệu ứng ngược”, đi ngược lại ý định ban đầu của nhà làm luật về sự công khai, minh bạch của xử lý ĐS BĐ. Đồng thời, bên BĐ có thể sử dụng các thông tin trong nội dung của thông báo như một “biện pháp phòng vệ từ xa” nhằm vơ hiệu hóa quyền được trợ giúp của bên nhận BĐ, trong khi quy định hiện hành không nêu rõ về quyền thu giữ ĐS BĐ.390
Về nội dung này, giải pháp chung của một số quốc gia là quy định thông báo (i) vào thời điểm trước khi NH thực hiện các phương thức giải phóng giá trị kinh tế của ĐS BĐ (ii) với tính chất là một thủ tục bắt buộc391 với lập luận: (1) bên BĐ ở vị thế khó thỏa
388 Bản án số 04/2018/ KDTM-PT ngày 27/4/2018 của TAND tỉnh Phú Yên. Tóm tắt vụ việc (Xem thêm phụ lục 1, vụ việc số 8). số 8).
389 Trước đó, quy định tại NĐ 163/2006/NĐ- CP không xác định rõ nội dung về: phạm vi thời gian thông báo và trong trường hợp bên BĐ chưa nhận được thơng báo thì việc thơng báo này có phát sinh hiệu lực hay không. Điều này dẫn đến một trường hợp bên BĐ chưa nhận được thơng báo thì việc thơng báo này có phát sinh hiệu lực hay khơng. Điều này dẫn đến một hiện tượng trên thực tế, trong đó, bên BĐ thường phủ nhận kết quả của quá trình xử lý tài sản BĐ với các lý do như: không nhận được thông báo xử lý tài sản hoặc thời gian gửi thông báo không hợp lý.
390 Trước đây, Điều 63 khoản 5 NĐ 163/2006/NĐ- CP có quy định: “Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi cơng cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi cơng cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm”. Quy định này cho phép bên nhận BĐ được thụ hưởng sự trợ giúp từ chính quyền địa phương khi xử lý tài sản BĐ. Mặc dù vậy, quyền này chỉ được thực hiện “trong tiến trình tiến hành thu giữ” tài sản. Điều này có nghĩa là, nếu bên BĐ đã tẩu tán ĐS BĐ, thì khơng thể có tiến trình thu giữ và các quy định trong điều 63 khoản 5 NĐ 163 đã bị vơ hiệu hóa và khơng có khả năng thực hiện.
391 § 114 (1) Personal Property Security Act of New Zealand 1999. § 130 (1), (2), (3) Personal Property Security Act of Australia 2009. § 130 (1), (2), (3) Personal Property Security Act of Australia 2009.
thuận hơn so với bên nhận BĐ và vì vậy, bên BĐ có thể phải từ bỏ các cơ chế bảo vệ quyền của mình mà khơng hồn tồn dựa trên ý chí thực sự của bên này; (2) bên nhận BĐ không thể thực hiện hành vi tác động đến tài sản của người khác một cách im lặng.
Quyển 9 UCC quy định trước khi tiến hành xử lý ĐS bên nhận BĐ phải thông báo cho bên BĐ trong khoảng thời hạn hợp lý, đồng thời, tồn tại một số trường hợp ngoại lệ cho phép bên nhận BĐ không phải thực hiện nghĩa vụ thông báo392. Tương tự, Luật GDBĐ bằng ĐS của Úc quy định nghĩa vụ thông báo với thời hạn ấn định tương tự PL VN393, nhưng đồng thời quy định 5 trường hợp ngoại lệ mà bên nhận BĐ không phải thực hiện thơng báo khi bên này có cơ sở hợp lý để nhận thấy: (i) bên BĐ có dấu hiệu lừa dối; (ii) ĐSBĐ có dấu hiệu hư hỏng; (iii) ĐSBĐ sẽ giảm sút nghiêm trọng về giá trị; (iv) chi phí bảo quản ĐS nhiều hơn một cách khơng tương xứng với giá trị của ĐSBĐ; (v) ĐSBĐ là ngoại tệ; (vi) ĐSBĐ được xử lý theo các quy tắc hoạt động thanh toán bù trừ.
PL đưa ra lựa chọn này với những lập luận căn bản như sau: (i) bên BĐ cần được cần được trao cơ hội giành lại ĐS, hoặc ít nhất là tham gia vào q trình xử lý ĐS, để đảm bảo việc xử lý đúng luật và phù hợp; (ii) bảo đảm cơng bằng trong dung hịa lợi ích của bên BĐ và bên nhận BĐ; (iii) đối với các ngoại lệ u cầu thơng báo có thể làm gia tăng chi phí khơng cần thiết đối với bên nhận BĐ; (v) tăng chi phí GD394 đối với bên nhận BĐ trong việc sử dụng các biện pháp để chống lại sự đối phó của bên BĐ.
3.4.2.3 Quy định pháp luật về các phương thức xử lý động sản bảo đảm
Phương thức xử lý ĐSBĐ được hiểu là những cách thức do luật định hoặc các bên thỏa thuận để NH thu hồi số nợ cịn thiếu bằng việc giải phóng giá trị kinh tế của ĐS BĐ.
Với ý nghĩa này, phương thức xử lý ĐS BĐ phải đảm bảo nguyên tắc: không thể đưa lại cho bên nhận BĐ một lợi ích lớn hơn lợi ích mà bên BĐ (bên có nghĩa vụ) thực hiện nghĩa vụ trả nợ được BĐ một cách bình thường đưa lại395. Điều này có hai hệ quả: (1) nếu kết quả xử lý ĐS BĐ không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cịn thiếu, thì bên vay (trong trường hợp đồng thời là bên BĐ) phải tiếp tục thực hiện trả số tiền còn thiếu; (2) nếu việc xử lý ĐS đem lại số tiền lớn hơn so với số nợ, thì bên nhận BĐ phải trả lại cho bên BĐ số tiền thừa (sau khi trừ các chi phí liên quan). Như vậy, giá trị kinh tế của ĐS khi
§ 9- 611 UCC .
392 Trong vụ Chittenden Trust Co.v. Andre Noel Sports, Supp Court of Vermont, 159 V.387, 621 A.2d. 215, 20 UCC. Rep Serv. 710 (1992), TA xác định các loại trừ này đối với ĐSBĐ bị hư hỏng, giảm sút giá trị hoặc những ĐS có giá được xác Serv. 710 (1992), TA xác định các loại trừ này đối với ĐSBĐ bị hư hỏng, giảm sút giá trị hoặc những ĐS có giá được xác định bởi thị trường như trái phiếu, cổ phiếu hoặc các hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa.
393 § 130 (1), (2), (3) PPSA of Australia 2009.
394
Việc thông báo có thể tạo ra hiệu ứng ngược, đem lại lợi thế về thời gian cho bên BĐ (bên BĐ biết trước được khả năng bị thu giữ ĐS và có thể thực hiện các biện pháp để chống lại sự thu giữ- điều mà đáng lẽ họ buộc phải thi hành do đã vi phạm cam kết của mình).