BLDS 1995 lựa chọn phương án này làm cơ sở để phân biệt cầm cố và thế chấp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 143 - 144)

- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”

406 BLDS 1995 lựa chọn phương án này làm cơ sở để phân biệt cầm cố và thế chấp.

GDBĐ từ phương thức thực hiện có thể sẽ làm gia tăng số lượng các biện pháp BĐ và tạo ra sự phức tạp không cần thiết cho người áp dụng407. Chủ thể áp dụng đã bị tự giới hạn trong các quy định mà đáng lẽ phải phục vụ cho họ.

Thứ tư, quy định gia tăng thêm mức độ chắc chắn của PL, đảm bảo quyền tự do thỏa thuận của các bên với các biện pháp nằm ngoài phạm vi của Điều 292 BLDS 2015. Điều này có thể thúc đẩy sự năng động của hoạt động kinh doanh tiền tệ. Trên thực tế, nhiều trường hợp cán bộ NH không thiết kế các thỏa thuận phù hợp với BĐ tín dụng của NH của mình vì viễn cảnh có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lý nếu những thỏa thuận đó khơng được PL công nhận. Nếu quy định này được áp dụng, thì hiện tượng này có thể được khắc phục.

Thứ năm, việc nhận diện GDBĐ từ yếu tố “lợi ích bảo đảm” cịn có ý nghĩa quan trọng cho q trình thống nhất hóa các biện pháp bảo đảm và tạo lập một trật tự cơng bằng cho q trình xử lý ĐS sau này. Đồng thời, định nghĩa này không loại trừ hoặc làm tiêu biến các phương thức thực hiện GDBĐ (biện pháp BĐ). Ngược lại, phương thức thực hiện GDBĐ được trả về đúng bản chất của nó là hình thức mơ tả ý chí các bên trong việc xác lập một hợp đồng để duy trì lợi ích BĐ.

Thứ sáu, kiến nghị dựa trên cơ sở tham khảo quy định của PL nước ngoài về nội dung này. Tham khảo quy định của luật mẫu về GDBĐ của Uncitral và Luật mẫu về GDBĐ của Ngân hàng tái thiết và phát triển Châu Âu cho thấy, luật có đưa ra khuyến nghị một định nghĩa về trong đó: “Thỏa thuận bảo đảm là:

(i) thỏa thuận, bất kể có được các bên có đặt tên là thỏa thuận bảo đảm hay không, thiết lập giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm về việc tạo lập một một quyền lợi bảo đảm và

(ii) thỏa thuận chuyển nhượng toàn bộ khoản phải thu”408

Nhìn chung, kiến nghị này giúp quy định PL GDBĐ bằng ĐS (i) thể hiện được bản chất và mục đích của các bên trong GDBĐ; (ii) tăng phạm vi tự do thỏa thuận; (iii) giảm vướng mắc phát sinh không cần thiết so với việc quy định cụ thể phương thức thực hiện giao dịch; (iv) đảm bảo tính ổn định, chắc chắn của quy định PL; (v) trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm PL nước ngoài.

4.2.2 Sửa đổi quy định về điều kiện của động sản bảo đảm

BLDS 2015 quy định tài sản BĐ là phải thuộc sở hữu của bên BĐ. Từ những hạn chế đã phân tích ở chương trước, theo quan điểm của tác giả, quy định chỉ nên dừng lại ở yêu cầu: bên BĐ phải có quyền hoặc một phần quyền định đoạt đối với ĐS BĐ. Kiến nghị này dựa trên một số lý do sau đây:

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)