- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”
304 PPSA of New Zealand 1999.
cụ chuyển nhượng, quyền nhận số tiền trong thư tín dụng). Kiểm sốt áp dụng với những ĐS mà bên nhận BĐ khơng thể hoặc khó có thể nắm giữ được vì những ĐS này đồng thời là “hàng hóa” trên thị trường chứng khốn hoặc là những tài sản mà việc quản lý nó phải thơng qua chủ thể thứ ba khác (ví dụ tài khoản tiền gửi trong NH).
Một trường hợp xác lập hiệu lực đối kháng khác là hoàn thiện tự động, áp dụng đối với tài sản phái sinh từ ĐS BĐ305 và đối với ĐS mua. Dựa trên logic “bảo vệ cho chủ thể gần động sản nhất”, nội dung này cho phép lợi ích BĐ trên ĐS mua306 được hồn thiện tự động. Cụ thể, trong quan hệ mua hàng trả chậm, người bán được bảo lưu quyền sở hữu và phát sinh hiệu lực đối kháng với chủ thể khác có liên quan đến ĐS trong khoảng thời gian nhất định (nội dung này khác Điều 331 khoản 3 BLDS 2015, trong đó, bảo lưu quyền sở hữu chỉ phát sinh hiệu lực kể từ khi được đăng ký). Lý do của việc phát sinh hiệu lực đối kháng tự động là ở chính sách kích cầu tiêu dùng, tạo điều kiện cho việc mua hàng trả chậm, khuyến khích bên bán bằng cách khơng yêu cầu thêm chi phí của người này trong việc bảo vệ lợi ích của họ, đảm bảo nguyên tắc trung lập trong việc bảo vệ tín dụng NH và tín dụng thương mại.
Như vậy, ngoài những phương thức xác định hiệu lực đối kháng truyền thống, quy định của quyển 9 UCC, PPSA 2009 đã sáng tạo ra các phương thức khác để: (i) tránh áp lực và quá tải với phương thức truyền thống (đăng ký); (ii) phù hợp với đặc tính riêng của từng loại ĐS (ví dụ: ĐSBĐ là hàng hóa trên thị trường chứng khốn, hoặc tài sản đầu tư); (iii) phù hợp với logic và giảm chi phí GD; (iv) đảm bảo nguyên tắc trung lập của PL.
3.2.2 Về hệ quả pháp lý của hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của giao dịch bảo đảm bằng động sản
Một hệ quả quan trọng của hiệu lực đối kháng của GDBĐ là quyền truy đòi ĐS của bên nhận BĐ. Về bản chất, hệ quả này cho phép bên nhận BĐ sở hữu một tập hợp quyền đối với ĐS trong quan hệ với các chủ thể khác liên quan đến ĐS. Theo đó bên nhận BĐ có quyền truy địi ĐS dù ĐS đang nằm trong sự quản lý, sở hữu của chủ thể khác hoặc khi ĐS này bị ràng buộc bởi một quyền và lợi ích của chủ thể khác (khơng phải là bên BĐ).
Quyền truy địi được biểu hiện dưới nhiều quyền khác nhau và ở mức độ trực tiếp và gián tiếp307. Dù ĐS có thể ở hình thái ban đầu hay thay đổi sang hình thái khác, thì nội dung của quyền truy địi khơng bị ảnh hưởng. Các nội dung của quyền truy đòi gồm: quyền lấy lại ĐS, quyền yêu cầu bên thứ ba trả lại ĐS308, quyền được nhận số tiền thu được, quyền được yêu cầu thanh tốn hoặc quyền được nhận tài sản khác có được từ việc mua bán, trao đổi, biến động đối với ĐS thay thế cho ĐS BĐ309.