không phải là nơi chứa quyền tài sản mà chỉ là sự truyền tải lại một yếu tố vơ hình dưới một hình thái hữu hình. Việc xác định giá trị của quyền tài sản, vì vậy, phải thơng qua nhiều biểu hiện hữu hình khác nhau.
BLDS 1995 và BLDS 2005 quy định quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao. BLDS 2015 đã bỏ tiêu chí có thể chuyển giao và đưa ra một định nghĩa đơn giản hơn, trong đó quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền. Định nghĩa này đã mở rộng khái niệm quyền tài sản, theo đó, bất kỳ quyền nào đem lại lợi ích kinh tế đều có thể được coi là quyền tài sản. Tuy nhiên, dưới góc độ là một đối tượng của GDBĐ thì khơng phải bất kỳ quyền nào có giá trị kinh tế cũng có thể là tài sản BĐ ví dụ quyền nhận số tiền cấp dưỡng, quyền tác giả của quyền sở hữu trí tuệ (quyền đứng tên tác phẩm), đều có giá trị kinh tế, nhưng gắn với yếu tố nhân thân và không đủ điều kiện của ĐSBĐ.
Phạm vi của quyền tài sản: Nhiều quan điểm khác nhau về nội hàm của khái niệm quyền tài sản trong khoa học pháp lý. Quan điểm thứ nhất cho rằng, quyền tài sản không bao gồm quyền sở hữu mà chỉ bao gồm trái quyền có thể được chuyển giao và quyền sở hữu trí tuệ. Nguyễn Ngọc Điện cho rằng: “quyền tài sản trong luật thực định VN được hiểu là quan hệ pháp luật khác với quan hệ sở hữu mà trên cơ sở quan hệ khác đó, một lợi ích định giá được bằng tiền hình thành và thuộc về một chủ thể của quan hệ đó”204. Quan điểm thứ hai ở phạm vi hẹp hơn cho rằng, quyền tài sản chỉ bao gồm trái quyền (quyền trên quyền). Theo tác giả Vũ Thị Hồng Yến: Tài sản bao gồm vật- vật quyền (quyền sở hữu), và quyền tài sản (trái quyền) mà con người có thể sở hữu được, mang lại lợi ích cho con người, có giá trị và trị giá được thành tiền. Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vơ hình có thể được quy định thêm trong các văn bản luật chuyên ngành205.
Tác giả đồng ý với quan điểm cho rằng: quyền tài sản trong luật VN không bao gồm quyền sở hữu đối với vật. Bởi lẽ nếu coi quyền sở hữu đối với vật là quyền tài sản thì vơ hình chung, khái niệm “quyền tài sản” đã bao trùm lên khái niệm “vật” (trong khi vật và quyền tài sản là hai loại tài sản khác nhau). “Vật” được quy định trong luật, thật ra, ln bao hàm trong nó mối quan hệ pháp lý giữa chủ sở hữu tài sản với tất cả những người còn lại- mà chủ sở hữu có được những quyền tuyệt đối lên vật206. Bên cạnh đó, quyền tài sản từ quyền sở hữu trí tuệ ngồi những đặc trưng, vẫn có những đặc tính chung của quyền tài sản: (i) được thể hiện thơng qua các quyền; (ii) có giá trị bằng tiền. Quan niệm này phù hợp với góc độ kinh tế và PL trong việc xác định khái niệm tài sản nói chung cũng như quyền tài sản nói riêng. Như vậy, nội hàm của khái niệm quyền tài sản