Luật dường như ngầm định điều này khi quy định tại Điều 320 khoản 7 BLDS 2015: nếu bên thế chấp không thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền thứ ba đối với tài sản thế chấp thì “bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 121 - 122)

- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”

360 Luật dường như ngầm định điều này khi quy định tại Điều 320 khoản 7 BLDS 2015: nếu bên thế chấp không thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền thứ ba đối với tài sản thế chấp thì “bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng

báo cho bên nhận thế chấp về các quyền thứ ba đối với tài sản thế chấp thì “bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp”. Tuy nhiên, các từ ngữ trong luật không khẳng định rõ thời điểm bên thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ thơng báo và hình thức của thơng báo.

3.3.8 Quyền ưu tiên giữa bên nhận bảo đảm với bên được thi hành án và cơ quan thi hành án

Một quan hệ khác cần xác định rõ nguyên tắc ưu tiên là giữa bên nhận BĐ và các chủ thể khác trong quá trình thi hành án (bên được thi hành án) và cơ quan thi hành án đối với bản án có cùng đối tượng là ĐSBĐ. Mối quan hệ này xuất phát từ (i) bên BĐ sử dụng ĐS cho nhiều GD với tính chất và mục đích khác nhau và (ii) từ bản chất của việc thi hành án: là việc thực thi nội dung trong bản án có hiệu lực PL để bồi hồn, bù đắp những thiệt hại về vật chất cho bên được thi hành án.

Trong thi hành án, khi ĐS là đối tượng của một bản án có hiệu lực, vấn đề quyền ưu tiên phát sinh không chỉ trong (1) mối quan hệ giữa bên nhận BĐ với cơ quan thi hành án, mà còn trong (2) mối quan hệ giữa bên nhận BĐ với các bên được thi hành án vì những chủ thể này cũng nhận được lợi ích từ ĐS trong giai đoạn thi hành án.

Với cơ quan thi hành án, Luật thi hành án dân sự 2014361phân biệt hai trường hợp với thứ tự ưu tiên khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện bên nhận BĐ có phải là bên được thi hành án:

(1.1) Trường hợp bên nhận BĐ là bên được thi hành án, cơ quan thi hành án được quyền ưu đối với các chi phí phát sinh trực tiếp liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định (chi phí cưỡng chế việc thi hành). Quy định này hợp lý vì đây đều là các chi phí phát sinh và có liên quan trực tiếp đến q trình thực thi quyền của bên nhận BĐ đối với ĐSBĐ trong thủ tục tố tụng tư pháp.

(1.2) Trường hợp bên nhận BĐ không phải là bên được thi hành án thì bên nhận BĐ được quyền ưu tiên. Điều này thể hiện ở chỗ, số tiền nhận được sau khi xử lý ĐS sẽ được trả cho bên nhận BĐ trước khi trừ các chi phí phát sinh đến q trình thi hành án.

Trong quan hệ với các chủ thể được thi hành án khác, bên nhận BĐ được ưu tiên. Điều 90 Luật thi hành án dân sự gián tiếp thể hiện nội dung này362. Từ quy định này, có ba hệ quả: (i) Nếu (i.1) bên BĐ là người phải thi hành án, (i.2) còn tài sản đủ để thi hành án, thì ĐSBĐ khơng thể trở thành đối tượng bị kê biên và xử lý mà sẽ tồn tại độc lập trong mối quan hệ với các tài sản khác (trong tổng tài sản) của người này. (ii) Nếu (ii.1) bên BĐ là người phải thi hành án nhưng (ii.2) khơng có tài sản hoặc

tài sản không đủ để thi hành án và (ii.3) giá trị của ĐSBĐ nhỏ hơn nghĩa vụ được BĐ (nghĩa vụ trả nợ) + chi phí cưỡng chế thi hành án, thì ĐS cũng khơng thể trở thành đối tượng bị kê biên và xử lý trong quá trình thi hành án.

(iii) Nếu (iii.1) bên BĐ là người phải thi hành án, (iii.2) khơng có tài sản đủ để thi hành án và (iii.3) giá trị của ĐSBĐ lớn hơn nghĩa vụ trả nợ + chi phí cưỡng chế

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)