- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”
287 Quyết định giám đốc thẩm số 25/2015/KDTM GĐT ngày 6/11/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao Tóm tắt vụ việc (xem Phụ lục 1, vụ việc số 4).
Tóm tắt vụ việc (xem Phụ lục 1, vụ việc số 4).
288 Điều 9-203(b) UCC quy định lợi ích bảo đảm gắn với tài sản bảo đảm nếu thỏa mãn đủ ba điều kiện: (1) Bên nhận bảo đảm trao cho bên bảo đảm một khoản giá trị; (2) bên bảo đảm có quyền đối với tài sản bảo đảm hoặc có quyền chuyển giao đảm trao cho bên bảo đảm một khoản giá trị; (2) bên bảo đảm có quyền đối với tài sản bảo đảm hoặc có quyền chuyển giao các quyền liên quan đến tài sản bảo đảm; (3) tồn tại thỏa thuận bảo đảm.
Ở yêu cầu thứ 3, UCC quy định các yếu tố nhận biết có sự tồn tại của thỏa thuận bảo đảm dựa trên các dấu hiệu như: phương thức (bên nhận bảo đảm chiếm hữu ĐS BĐ); hợp đồng trong đó có chữ ký của bên bảo đảm; việc đăng ký tờ khai cấp vốn có bảo đảm tại cơ quan đăng ký. Về bản chất, các yếu tố này là biểu thị của việc xác định ý chí thực sự của bên bảo đảm đối với tài sản bảo đảm và nghĩa vụ được bảo đảm.
289 Covey v. Morton Comty. Bank (In re Sabol) - 337 B.R. 195 (Bankr. C.D. Ill. 2006). Tóm tắt vụ việc (xem thêm Phụ lục 1, vụ việc số 14). Nguồn: https://www.lexisnexis.com/community/casebrief/p/casebrief-covey-v-morton-comty-bank-in-re- 1, vụ việc số 14). Nguồn: https://www.lexisnexis.com/community/casebrief/p/casebrief-covey-v-morton-comty-bank-in-re- sabol, truy cập 15: 45 ngày 20/10/2019.
thời điểm gần với thời gian giao kết hợp đồng; có liên quan đến cùng GD hoặc các nội dung (có dẫn chiếu hoặc gắn trực tiếp với tài liệu đang tồn tại mà trong các tài liệu này có mơ tả về ĐS BĐ). Chỉ khi các điều kiện về chủ thể, thời gian, nội dung của các văn bản này được đáp ứng, thì hợp đồng BĐ được xác định là tồn tại. Đặc biệt, chữ ký290 của bên BĐ trong thỏa thuận BĐ được xác định là một trong những biểu đạt rõ ràng, có ý nghĩa quan trọng thể hiện sự đồng ý xác lập lợi ích BĐ. Phần lập luận của TA trong vụ Covey v.
Morton Comty. Bank (In re Sabol): “Tờ khai cấp vốn có bảo đảm chỉ liệt kê tài sản, mà
khơng có những biểu hiện nào thể hiện rõ ý chí của bên bảo đảm đối với việc xác lập lợi ích bảo đảm lên các tài sản đó, vì vậy, khơng thể thiết lập nên hợp đồng bảo đảm. Hối phiếu nhận nợ của bên bảo đảm không xác định tài sản bảo đảm, vì vậy nó độc lập với hợp đồng bảo đảm. Tờ khai cấp vốn có bảo đảm có liệt kê tài sản nhưng khơng được ký bởi bên bảo đảm và không được NH đăng ký trong thời gian luật định, vì vậy, khơng tồn tại sự liên quan của hai văn bản này” là một ví dụ cho nhận định này.
Tương tự, trong vụ tranh chấp giữaUnited State of America vRodney Neil Myers, Jr., Kenneth McKenzie ("Myers")291, TA nhận định: không tồn tại mối liên hệ giữa các dữ liệu thực tế cho thấy ý định của McKenzie đã cho phép Myers cầm cố thiết bị của mình để đảm bảo cho hai khoản vay có kỳ hạn.
Thực tiễn áp dụng PL tại VN cho thấy, trong một số trường hợp, chữ ký của bên BĐ không phải là biểu hiện duy nhất thể hiện ý chí của bên này trong việc xác lập biện pháp BĐ lên ĐS. TA dựa trên những căn cứ khác để xác định ý chí thực sự của các bên GDBĐ292.
Nội dung Mô tả động sản bảo đảm.
Một trong những biểu hiện của mối liên hệ về ý chí trong quan hệ BĐ bằng ĐS được xác định thơng qua việc mơ tả ĐS với tính chất là đối tượng của GD. Mục đích của mơ tả ĐS là để xác định ĐS BĐ. Có hai lựa chọn trong việc xây dựng quy định PL về yêu cầu điều kiện mô tả ĐS BĐ: (i) mô tả chi tiết ĐS; hoặc (ii) không cần mô tả chi tiết mà chỉ cần xác định được ĐS ở mức độ chung nhất (tức là chỉ cần gọi tên loại ĐS). Chẳng hạn, PL Anh cho phép thế chấp thả nổi đối với các tài sản tương lai là khoản phải thu và hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh mà khơng cần có sự mơ tả chỉ tiết về tài sản. Trong khi