(iv) ĐS có thể hịa nhập qua sáp nhập, trộn lẫn. Điều này gây khó khăn cho NH trong việc định danh và xác định biện pháp bảo đảm thích hợp đối với ĐSBĐ.
(v) ĐS có thể gắn với BĐS như là một tổng thể của tài sản bảo đảm. Việc phân định trong trường hợp nào là BĐS hoặc trường hợp nào là ĐS độc lập ở các lĩnh vực kinh doanh sản xuất khác nhau, có ý nghĩa trong việc xác định quyền, lợi ích của các bên trong GDBĐ.
(vi) Phạm vi nội hàm của khái ĐS, theo xu hướng, ngày càng mở rộng, tạo ra những loại ĐS mới, cần được PL công nhận.
Những nội dung này cho thấy khơng có một biện pháp duy nhất được áp dụng đối với GDBĐ bằng ĐS. Tính đa dạng, khác biệt và tính chuyển động của ĐS đặt ra yêu cầu đối với cho vay nhận BĐ bằng ĐS là: (i) đa dạng trong biện pháp, phương thức xác minh quyền của bên BĐ đối với ĐS; (ii) đa diện trong thẩm định giá trị và tính pháp lý của ĐS (có những ĐS có thể xác định được giá trị dựa trên hình thái vật lý của nó nhưng có những ĐS khơng thể xác định được.Ví dụ giấy tờ có giá, quyền địi nợ); (iii) sử dụng các biện pháp xác lập hiệu lực đối kháng tương ứng với tính chất, đặc điểm của từng loại ĐS; (iv) không đơn nhất thủ tục và biện pháp xử lý ĐSBĐ. GDBĐ bằng ĐS, trong hoạt động NH, không chỉ BĐ hạn chế rủi ro cho NH, mà còn đối với nhu cầu xác lập GDBĐ bằng ĐS của bên vay.
Nghiên cứu của nhóm tác giả do Nguyễn Thị Cành chủ biên khi tiếp cận mơ hình xác suất trong đo lường rủi ro tín dụng của khách hàng doanh nghiệp tại NH thương mại ở VN, đã đưa ra một số kết luận: (i) tỷ lệ tiền mặt của doanh nghiệp càng thấp thì rủi ro càng cao; (ii) tài sản ngắn hạn càng lớn thì doanh nghiệp chỉ đầu tư ngắn hạn, ít đầu tư vào tài sản cố địnhđể phát triển kinh doanh bền vững211. Kết luận cho thấy nhu cầu của bên vay đối với nguồn vốn dài hạn và đầu tư tài sản cố định. Trong các hạng mục tài sản cố định của doanh nghiệp, đất đai, nhà xưởng, chỉ chiếm một tỷ trọng nhất định bên cạnh các tài sản khác như máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, tài sản trí tuệ. Mục tiêu kép của bên vay sẽ được đáp ứng nếu ĐS hiện có được vốn hóa tối ưu và ĐS tương lai có ít “rào cản” để BĐ cho tài trợ vốn dài hạn hoặc tài trợ vốn quay vịng bởi các NHTM.Hồn thiện quy định PL GDBĐ bằng ĐS là một trong những chìa khóa giải mã cho nhu cầu này.
2.3.4 Đặc trưng của động sản và những tác động đến nhu cầu điều chỉnh pháp luật giao dịch bằng động sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Từ các phân tích trên đây, cho thấy, GDBĐ có đối tượng là ĐS tạo nên những khác biệt nhất định so với GDBĐ bằng BĐS212. Các đặc trưng này đều đặt ra những yêu cầu tương thích đối với PL điều chỉnh GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động của NHTM.
211 Tldd (165) tr 280.
212 Các đặc trưng của GDBĐ bằng ĐS được thể hiện rõ nhất qua việc phân tích các ưu điểm và nhược điểm của GD bằng loại tài sản này so với BĐS. Vì vậy, phần nàytác giả dùng đối tượng so sánh là BĐS, để làm rõ hơn đặc trưng của