Wiedenbeck-Dobelin v Mahoney, 152 N.W 479, 481.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 120 - 121)

- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”

357 Wiedenbeck-Dobelin v Mahoney, 152 N.W 479, 481.

quan hệ về quyền ưu tiên giữa bên nhận BĐ và bên thuê, là một phần nội dung của chế định quyền ưu tiên trong PL GDBĐ.

Về nội dung này, PL VN sử dụng nguyên tắc thời gian và hệ quả của hiệu lực đối kháng để xác định thứ tự ưu tiên. Theo đó, GD được ưu tiên358 là GD diễn ra trước. Nếu hợp đồng thuê xác lập trước GDBĐ, thì bên thuê được quyền thuê cho đến khi hết hạn hợp đồng thuê, trừ khi có thỏa thuận khác. Bên BĐ phải thơng báo cho bên nhận BĐ về tình trạng của tài sản BĐ359. Tuy nhiên, quy định tại BLDS và Nghị định 21/2021/ NĐ- CP không quy định rõ thời điểm bên BĐ phải thực hiện nghĩa vụ thông báo. Về logic, bên BĐ phải thơng báo trước khi xác lập GDBĐ360. Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi, trước khi xác lập GDBĐ, bên nhận BĐ cần kiểm tra thực trạng tài sản BĐ và có những thỏa thuận thích hợp, trong đó quy định rõ nghĩa vụ của các bên trên cơ sở dự liệu được trường hợp ĐS được xử lý trước khi đến hạn của hợp đồng thuê.

Trường hợp GDBĐ xác lập trước hợp đồng thuê, bên nhận BĐ được ưu tiên hơn so với bên thuê với điều kiện bên nhận BĐ đã thực hiện thủ tục xác lập hiệu lực đối kháng của GDBĐ và bên BĐ không thông báo cho bên nhận BĐ về việc cho thuê tài sản. Điều 34 khoản 3 Nghị định 21/ 2021/ NĐ-CP quy định: “Trường hợp biện pháp thế chấp đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba mà bên thế chấp dùng tài sản thế chấp để cho thuê, cho mượn nhưng khơng thơng báo cho bên nhận thế chấp biết thì hợp đồng thuê, hợp đồng mượn chấm dứt tại thời điểm xử lý tài sản thế chấp”. Quy định này chưa nêu rõ hệ quả trong trường hợp bên BĐ có thơng báo cho bên nhận BĐ biết thì hợp đồng thuê có chấm dứt tại thời điểm xử lý không. Đồng thời, tương tự trường hợp trên, BLDS và Nghị định 21/2021/NĐ-CP cũng không quy định rõ thời điểm thực hiện nghĩa vụ thơng báo của bên BĐ. Vì vậy, ở trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi của mình, bên thuê tài sản cần kiểm tra kỹ thực trạng của tài sản thuê và có xác nhận về việc bên nhận BĐ biết về việc ĐS BĐ được cho thuê.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)