Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 124 - 128)

- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

364 Trước đó, Điều 56 NĐ 163/2006/NĐ-CP quy định 05 trường hợp bên nhận BĐ được xử lý ĐS BĐ: là khi: (i) đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ được bảo đảm vi phạm nghĩa vụ; (ii) bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trước do vi hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ được bảo đảm vi phạm nghĩa vụ; (ii) bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trước do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật; (iii) khi động sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác; (iv) do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Từ việc khảo sát hợp đồng BĐ của các NHTM cũng như thực tế xử lý tài sản BĐ trong hoạt động NH, thì các căn cứ xử lý ĐS BĐ có thể là: (i) khi xuất hiện vi phạm nghĩa vụ trả nợ; hoặc (ii) bên BĐ hoặc bên vay vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng vay hoặc hợp đồng BĐ; (iii) ĐS BĐ cho nhiều nghĩa vụ, các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn nhưng có một nghĩa vụ đến hạn. Như vậy, NH có thể xử lý ĐS BĐ khi đến hạn hoặc trước hạn của hợp đồng tín dụng nếu xuất hiện sự kiện vi phạm. Nói cách khác, (1) PL VN cho phép chấm dứt khoản vay trước hạn nếu tồn tại hành vi vi phạm của bên BĐ hoặc bên vay; (2) thỏa thuận căn cứ xử lý ĐSBĐ khi xuất hiện sự kiện vi phạm. Sự kiện vi phạm có thể ở mức độ trực tiếp hoặc gián tiếp so với nghĩa vụ trả nợ vay365. Cụ thể, luật không giới hạn sự kiện vi phạm trong phạm vi nào: trong phạm vi của nghĩa vụ trả nợ hay trong phạm vi của hợp đồng tín dụng hay trong phạm vi của hợp đồng BĐ. Điều này có nghĩa là: nếu sự kiện vi phạm này được ghi nhận trong hợp đồng như là những căn cứ xử lý ĐS BĐ, thì ĐS sẽ được xử lý, mà không bắt buộc là vi phạm hợp đồng tín dụng hay vi phạm hợp đồng BĐ.

Về vấn đề này, có quan điểm cho rằng, việc xử lý ĐSBĐ chỉ được thực hiện khi có sự vi phạm đối với nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng tín dụng bởi vì hợp đồng tín dụng mới là hợp đồng chính, GDBĐ chỉ là hợp đồng phụ. Tuy nhiên, quy định PL khơng có giới hạn về sự kiện vi phạm và mối quan hệ của hợp đồng tín dụng và GDBĐ khơng phải là quan hệ hợp đồng chính phụ mà có sự độc lập tương đối.

Quy định của quyển 9 UCC cũng cho phép các bên tự do thỏa thuận về căn cứ xử lý ĐS BĐ. Tuy nhiên, sự tự do này bị giới hạn bởi hai nguyên tắc: nguyên tắc thiện chí và ngun tắc phù hợp thơng lệ thương mại. Sự giới hạn này được lý giải ở chỗ: bên nhận BĐ có thể có vị thế tốt hơn so với bên BĐ trong quá trình thỏa thuận hợp đồng. Vì vậy, một thỏa thuận trong GDBĐ, khơng ln đồng nghĩa được thừa nhận là kết quả của tự do ý chí nếu vi phạm các nguyên tắc trên.

3.4.2 Quy trình xử lý động sản bảo đảm

3.4.2.1 Thu giữ động sản bảo đảm

Lấy lại ĐS là một khâu trong quá trình xử lý ĐS BĐ, được áp dụng trong trường hợp ĐS đang đặt dưới sự quản lý của bên BĐ hoặc bên thứ ba. Bản chất của quá trình lấy lại ĐS là việc bên nhận BĐ thực hiện các biện pháp được PL cho phép theo thỏa thuận hoặc luật định để thực hiện việc chiếm hữu thực tế đối với ĐS. Bởi lẽ, đối với trường hợp nhận BĐ không chuyển giao tài sản thì bên nhận BĐ chỉ đang có quyền nhất định đối với ĐS mà chưa thực sự chiếm hữu ĐS, do đó chưa thể thực hiện bất kỳ hành vi tác động thực tế nào lên ĐS. Việc lấy lại ĐS, vì vậy, là quy trình khơng thể thiếu, là bước quan trọng để

365 Sự kiện vi phạm có thể là: hành vi cung cấp thông tin sai lệch của bên BĐ hoặc bên vay; ĐS BĐ bị hoặc có khả năng bị giảm sút giá trị; bên giữ tài sản không bảo quản tài sản trong trạng thái tốt nhất; bên vay có thay đổi về địa điểm, hình thức giảm sút giá trị; bên giữ tài sản không bảo quản tài sản trong trạng thái tốt nhất; bên vay có thay đổi về địa điểm, hình thức pháp lý, tên mà khơng thơng báo cho NH; bên vay bị giải thể, hoặc nộp đơn xin phá sản, chấm dứt hoặc đình chỉ hoạt động (Khảo sát mẫu hợp đồng bảo đảm của các ngân hàng ở VN hiện nay, cho thấy xu hướng này)..

bên nhận BĐ thực hiện các khâu tiếp theo trong quá trình xử lý ĐS BĐ. Quyền lấy lại ĐS BĐ thường được sử dụng bằng thuật ngữ “quyền thu giữ”.

Quy định về quyền thu giữ động sản bảo đảm

Mặc dù vậy, để xây dựng được một hệ thống quy định hoàn thiện về thu giữ ĐS không đơn giản. Bởi lẽ, các quy định về thu giữ ĐS BĐ, thực chất đã “động chạm” đến một khía cạnh nhậy cảm trong mối quan hệ giữa quyền sở hữu của chủ sở hữu với quyền của chủ nợ có BĐ. Về mặt nguyên tắc, PL tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu của chủ tài sản. Sự tôn trọng này cũng bao hàm sự bảo vệ của PL trong trường hợp chủ sở hữu không chuyển giao tài sản khi ý chí của người này không thực sự mong muốn như vậy. Tuy nhiên, khi ĐS được sử dụng để BĐ thực hiện nghĩa vụ, thì khi xuất hiện sự vi phạm, chủ nợ hồn tồn có đủ cơ sở để thực hiện hành vi thu giữ ĐS đó. Sự dung hịa hai u cầu này, địi hỏi những quy định về tiến trình thu giữ ĐS phải: tôn trọng quyền của chủ sở hữu ĐS nhưng BĐ chủ nợ được lấy lại ĐS với chi phí thấp nhất và thủ tục nhanh nhất.

Quyền thu giữ khơng hồn tồn được khẳng định rõ trong PL hiện hành. Thật vậy, tại các Điều 301, Điều 320 khoản 6, Điều 323 khoản 5, Điều 324 khoản 2 BLDS 2015, quyền thu giữ của bên nhận BĐ không được đặt với đúng thuật ngữ “thu giữ”, mà chỉ dừng lại ở mức thấp hơn, được thể hiện ở nghĩa vụ “giao tài sản” của bên BĐ và “quyền yêu cầu bên giữ hoặc bên bên bảo đảm giao tài sản” của bên nhận BĐ. Từ “thu giữ” mặc dù được nhắc đến trong Điều 307 BLDS nhưng chỉ với ý nghĩa là một nguồn phát sinh chi phí xử lý tài sản mà không phải với ý nghĩa là một giai đoạn của xử lý ĐSBĐ. Thật vậy, kết cấu của các điều luật (từ Điều 299 đến 307 BLDS 2015) dường như được sắp xếp dựa trên các giai đoạn xử lý và các phương thức xử lý tài sản BĐ. Nếu theo logic của kết cấu này thì thu giữ phải được được đề cập trong một điều luật riêng (mà không phải trong điều luật với tiêu đề: “thanh tốn số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp”). Ngay cả trong trường hợp bên BĐ không thực hiện nghĩa vụ giao tài sản thì điều 301 BLDS VN 2015 chỉ quy định “quyền yêu cầu tòa án giải quyết trừ trường hợp luật liên quan quy định khác”. Nghị định 21/2021/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có cách tiếp cận tương tự BLDS 2015366. Quy định này, theo quan điểm tác giả, làm giảm mức độ của quyền thu giữ ĐS của bên nhận BĐ so với quy định trước đó367.

Tuy nhiên, Điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH 14 thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, quyền thu giữ được quy định trực tiếp dưới đúng tên gọi của nó. Theo đó, bên

366 NĐ 21/2021/NĐ-CP cũng không quy định về nội dung này dưới thuật ngữ “quyền thu giữ”. Quyền thu giữ cũng chỉ được thể hiện ở mức độ gián tiếp thông qua nghĩa vụ “giao tài sản” của bên BĐ (Điều 52 khoản 5) hoặc “quyền yêu cầu tòa án giải thể hiện ở mức độ gián tiếp thông qua nghĩa vụ “giao tài sản” của bên BĐ (Điều 52 khoản 5) hoặc “quyền yêu cầu tòa án giải quyết” của bên nhận BĐ (Điều 52 khoản 6).

367 Trong Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về GDBĐ (đã hết hiệu lực), quyền thu giữ của bên BĐ được quy định trực tiếp như sau: “Nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm khơng giao tài sản thì người xử lý tài sản có sau: “Nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm khơng giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm”. Quy định này nâng mức độ của quyền thu giữ cao hơn so với các quy định (đã được liệt kê) trong BLDS 2015, trong đó cho phép bên nhận BĐ chủ động thực hiện quyền thu giữ ĐS BĐ. Về bản chất, chủ động thực hiện “quyền thu giữ” là việc bên nhận BĐ thực hiện một tập hợp các biện pháp để tiến hành bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

nhận BĐ được thực hiện thu giữ tài sản BĐ nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện: (i) về xử lý tài sản BĐ theo điều 299 BLDS; (ii) tồn tại thỏa thuận về quyền thu giữ trong hợp đồng BĐ; (iii) GDBD đã được đăng ký; (iv) tài sản BĐ đang trong trạng thái “tự do” tại thời điểm tiến hành thu giữ (tài sản BĐ không bị đang tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý chưa hoặc đang được giải quyết; không đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc bị áp dụng biện pháp BĐ thi hành án). Mặc dù vậy, Nghị quyết số 42/2017/QH 14 chỉ áp dụng đối với các khoản nợ xấu368- tức là những khoản nợ cần được trả và các biện pháp thu hồi, xử lý tài sản BĐ cho nhóm nợ xấu này được tăng hơn về mức độ cấp thiết. Điều này cho phép suy luận: đối với các khoản nợ không thuộc phạm vi nợ xấu, việc thu giữ ĐS BĐ được áp dụng ở mức yếu hơn369.

Mức độ thực hiện quyền thu giữ động sản bảo đảm.

Việc không quy định cụ thể về quyền thu giữ ĐS BĐ, có thể dẫn đến hai khả năng khi Nghị định 21/2021/NĐ-CP được áp dụng vào thực tiễn.

Khả năng thứ nhất là tạo điều kiện để các bên tự thỏa thuận về biện pháp thu giữa

ĐS BĐ so với quy định khá cứng trước đó. Trước đây, NĐ số 163/2006/NĐ- CP quy định: Quyền thu giữ của bên nhận BĐ được thực hiện với hai yêu cầu: (1) thông báo trước về việc thu giữ trong khoảng thời gian hợp lý và (2) việc thu giữ không được vi phạm điều cấm của PL và đạo đức xã hội (Điều 63 khoản 2). Theo quy định này, bên nhận BĐ phải thực hiện nghĩa vụ thông báo thu giữ tài sản. Thông báo thu giữ khác với thông báo xử lý

368

Ngay cả khi áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH 14 thì vẫn xuất hiện các quy định ngoại trừ quyền của bên nhận BĐ. Các quy định này được thể hiện trong nhiều văn bản PL khác nhau. Cụ thể, quy định tại các điều 7 khoản 2 Nghị quyết số 42/2017/QH14, điều 2 Công văn 3022/ TCTHADS- NV1 của Tổng cục thi hành án dân sự về việc hướng dẫn một số nội dung liên quan đến Nghị quyết số 42/2017/QH 14 về thí điểm xử lý nợ xấu, ngày15/8/2018, trong đó, NH khơng được thực hiện quyền thu giữ ĐS BĐnếu tài sản này đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp BĐ thi hành án theo quy định của PL. “Do đó, trong trường hợp cơ quan THADS đang kê biên tài sản BĐ (kể cả việc kê biên theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự) hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thì tổ chức tín dụng cũng khơng được quyền thu giữ tài sản bảo đảm”. Quy định tại điều 41 khoản 3 Luật phá sản cũng quy định: “Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ nợ có bảo đảm”.

Các ngoại trừ này, về bản chất là sự thu hẹp khả năng thực hiện quyền thu giữ ĐS vì bên nhận BĐ khơng thể thực hiện các biện pháp thu giữ ĐS trong một khoảng thời gian nhất định. Luật vẫn “bảo lưu” quyền thu giữ của bên nhận BĐ, nhưng sự thu giữ ĐS không được thực hiện trong một thời hạn nhất định- mà những thời hạn này không được xác định dựa trên cơ sở đại lượng về thời gian- mà dựa trên các mốc của thủ tục tố tụng tư pháp.

369Ngay cả trong NQ 42/2017/QH 14, vẫn xuất hiện các quy định ngoại trừ quyền thu giữ của bên nhận BĐ. Cụ thể, quy định tại các điều 7 khoản 2 NQ 42/2017/QH14, điều 2 công văn 3022/ TCTHADS- NV 1 của Tổng cục thi hành án dân sự về việc tại các điều 7 khoản 2 NQ 42/2017/QH14, điều 2 công văn 3022/ TCTHADS- NV 1 của Tổng cục thi hành án dân sự về việc hướng dẫn một số nội dung liên quan đến NQ 42 về thí điểm xử lý nợ xấu, ngày 15/8/2018, trong đó, NH khơng được thực hiện quyền thu giữ ĐS BĐ nếu tài sản này đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp BĐ thi hành án theo quy định của PL. “Do đó, trong trường hợp cơ quan THADS đang kê biên tài sản BĐ (kể cả việc kê biên theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự) hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thì tổ chức tín dụng cũng khơng được quyền thu giữ tài sản bảo đảm”. Quy định tại điều 41 khoản 3 Luật phá sản cũng quy định: “Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ nợ có bảo đảm”.

Các ngoại trừ này, về bản chất là sự “đóng băng” quyền thu giữ ĐS, bên nhận BĐ không được thực hiện các biện pháp để thu giữ ĐS trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là, luật vẫn “bảo lưu” quyền thu giữ của bên nhận BĐ, nhưng sự thu giữ ĐS không được thực hiện trong một thời hạn nhất định- mà những thời hạn này không được xác định dựa trên cơ sở đại lượng về thời gian- mà dựa trên các mốc của thủ tục tố tụng tư pháp.

tài sản BĐ .Việc yêu cầu hai lần cho nghĩa vụ thông báo với cùng nội dung giao thoa đã kéo dài thời gian xử lý tài sản BĐ của NH. Nội dung của thông báo thu giữ tài sản được quy định gồm: thời gian, lý do, quyền và nghĩa vụ các bên và không phân biệt tài sản BĐ là BĐS hay ĐS. Nội dung này chỉ phù hợp với tài sản BĐ là BĐS, mà không phù hợp với ĐS, vì có thể làm tăng nguy cơ tẩu tán, cất giấu ĐS BĐ.

Vụ việc của NH Tiên Phong và Công ty CP Vận tải Hưng Hà370, năm 2016, công ty Hưng Hà vay của TPBank Chi nhánh Hồng Mai để mua 1 xe ơ tơ để kinh doanh vận tải khách. Tài sản BĐ là 1 xe ô tô. Thời hạn vay 05 năm. Trong q trình thực hiện hợp đồng, cơng ty đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Việc tiến hành thu hồi ĐS BĐ được quy định

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)