Điều 516 BLDS Pháp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 64 - 66)

(ii) Mục đích của tài sản và tính gắn kết của nó với đất cũng là tiêu chí quan trọng khi định danh ĐS196. (Chẳng hạn vật liệu xây dựng được coi là ĐS cho đến khi được hịa nhập vào các cơng trình. Cây mọc trên đất được coi là BĐS nhưng gỗ từ thân cây là ĐS (do đã giảm tính gắn kết với đất). Yếu tố (ii.1) mục đích sử dụng và (ii.2) tính gắn kết của tài sản với đất có liên quan chặt chẽ trong tiêu chí này. Nếu việc giảm sự gắn kết với đất không làm mất đi hoặc ảnh hưởng đáng kể đến cơng năng, mục đích sử dụng của tài sản thì tài sản đó được coi là ĐS. Tương tự, nếu mục đích của tài sản khơng thay đổi khi thay đổi tính gắn kết của tài sản với đất thì tài sản đó cũng được coi là ĐS. Chẳng hạn, hệ thống cáp truyền hình, hệ thống dây diện trong một tòa nhà là BĐS, nhưng sóng truyền hình, năng lượng điện là ĐS. Các loại ống dẫn nước cho một cơng trình xây dựng có hình thái là ĐS nhưng lại được coi là BĐS 197 vì sự gắn kết với đất và mục đích sử dụng của nó.

(iii) Thơng thường, đây là các tài sản thường được định dạng dưới hình thái là quyền bởi “quyền”- bản thân nó là một thuật ngữ pháp lý trừu tượng, là sản phẩm của pháp luật hơn là một phần vật chất của thế giới khách quan. Vì vậy, về căn bản, các quyền tài sản được coi là ĐS (ngoại trừ những trường hợp luật quy định khác hoặc dựa trên yếu tố (ii) mà một quyền được coi là BĐS). Xét ở yếu tố “có thể di chuyển được trong khơng gian”, thì quyền thỏa mãn tiêu chí này. Mặc dù “khơng gian” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng hơn dưới khía cạnh vật lý học. Thật vậy, quyền tài sản có thể được chuyển giao qua các phương tiện điện tử mà không cần phải chuyển giao thuần túy như các vật hữu hình. Tuy nhiên, trong quy định PL về tài sản thì khơng thể có một loại quyền chung chung “treo lơ lửng” mà không gắn với một đối tượng xác định. Đến lượt mình, tính chất của các đối tượng của quyền, sẽ ảnh hưởng đến tính chất là ĐS hay BĐS của quyền đó. Ví dụ, quyền sử dụng đất (quyền tác động lên đối tượng là đất), quyền khai thác tài nguyên, quyền khai thác khoáng sản (quyền tác động lên đối tượng là tài nguyên, khoáng sản) được coi là BĐS vì đối tượng của quyền này là BĐS thuộc về bản chất (đất) hoặc BĐS do sự gắn kết với đất (tài nguyên, khoáng sản là những vật chất dưới bề mặt hoặc trong lòng đất, là một phần không thể tách rời của đất). Trong khi đó, quyền đối với khoản phải thu

196BLDS Đức quy định: đất đai (land) và những phần cấu thành của đất (component parts) là BĐS. Ngược lại, tất cả những gì khơng phải là đất đai hoặc bộ phận cấu thành của đất, là ĐS. Phần cấu thành (component parts) được xác định dựa trên tiêu gì khơng phải là đất đai hoặc bộ phận cấu thành của đất, là ĐS. Phần cấu thành (component parts) được xác định dựa trên tiêu chí “cần thiết” hay “khơng cần thiết”.Theo đó, những thành phần cấu thành cần thiết của đất được xác định là những gì gắn với đất một cách vững chắc,cố định như các cơng trình xây dựng hoặc các sản phẩm của bề mặt đất và gắn với bề mặt đó. Những gì gắn với bề mặt một cách tạm thời hoặc không gắn với bề mặt của đất thì khơng được coi là bộ phận cấu thành. Xem điều 94 và điều 95 BLDS Đức.

197 Án lệ Weil v. Kent, 52 La. Ann. 2139, 28 So. 295, 298 (1900) xác định: BĐS được quy định bởi luật do bản chất, trong một số trường hợp, được coi là ĐS. Quan điểm tương tự cũng được xác định trong án lệ McCormick v. Louisiana một số trường hợp, được coi là ĐS. Quan điểm tương tự cũng được xác định trong án lệ McCormick v. Louisiana &N.W.R.R., 109 La. 764, 33 So. 762 (1903). Xem thêm, Saunder, Lectures in the Civilcode 154 (1925), nguyên văn: "Under certain circumstances and conditions the structuresupon the land are regarded as movables. Where the owner of land permits someonenot the owner to erect structures upon his land, the buildings or structuresso erected withthe consent of the owner do not form a part of the land so as tofall under the ownership of the owner of the land. They retain their character of movables and belong to the person who put them there with the license ofthe owner of the land."

trong hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc quyền nhận được số tiền thuê trong hợp đồng thuê tài sản được coi là ĐS.

Như vậy, yếu tố hình thái “quyền” chưa đủ cơ sở để xác định quyền đó là ĐS mà cịn phải dựa trên đặc tính của đối tượng trực tiếp của quyền đó. Đối tượng trực tiếp của quyền được hiểu là yếu tố mà quyền đó tác động đến đầu tiên. (iv) Sự phát triển của các hoạt động thương mại đã làm xuất hiện rất nhiều các loại

ĐS mới như hối phiếu nhận nợ, hối phiếu địi nợ, cổ phiếu, trái phiếu, cơng trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác. Về bản chất, đây là những quyền tài sản- nhưng đã được minh thị trên một hình thái vật lý xác định.

2.3.2 Phân loại động sản

PL VN không đưa ra định nghĩa tổng quát về ĐS. Khái niệm ĐS được xây dựng theo phương pháp loại suy. Trong đó, tài sản gồm BĐS và ĐS. BĐS bao gồm: đất đai; nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, cơng trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của PL. ĐS là những tài sản không phải là BĐS198. Tài sản có thể là: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Định nghĩa bằng phương pháp liệt kê cho thấy nội hàm khái niệm tài sản được gọi tên và phân biệt dựa trên hình thái của chúng. Như vậy, ĐS có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

- Vật: Khái niệm vật (res) đã xuất hiện từ luật La Mã, trong đó vật bao gồm vật thể (object) và nội dung (subject matter). Các nước thuộc hệ thống Civil law, phân chia vật thành vật hữu hình và vật vơ hình. Theo Lê Hồng Hạnh, khái niệm vật res đồng nghĩa với khái niệm tài sản (property) của hệ thống luật Common law, trong đó bao hàm quyền sở hữu và các quyền tài sản khác 199.

BLDS VN 2015 không đưa ra định nghĩa chung về “vật” nhưng có các định nghĩa xoay quanh khái niệm “vật” (từ điều 110 đến 114 của BLDS 2015 có định nghĩa về vật chính, vật phụ, vật chia được và vật khơng chia được; vật tiêu hao và vật không tiêu hao; vật cùng loại và vật đặc định; vật đồng bộ). Thông qua nội dung của các điều luật này, những yếu tố được nhắc đến khi xác định bản chất của vật được thể hiện bằng các cụm từ: “công dụng” (điều 110); “tính năng” (điều 111); “tính chất”, “hình dáng” (điều 112); “hình dáng”, “màu sắc”, “chất liệu”,“vị trí” (điều 113); “giá trị sử dụng”, “bộ phận hợp thành” (điều 114) cho thấy, vật là những yếu tố vật chất hữu hình, có thể cảm nhận bằng các phương thức cầm, nắm, sờ200. Như vậy, khái niệm vật trong PLVN không đồng nghĩa với khái niệm vật của PL quốc gia khác. Vật được hiểu là đối tượng hữu hình, chiếm một phần của khơng gian mà con người có thể biết được thông qua các giác quan. Vật là

198 Điều 105, 107 BLDS VN 2015.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)