thơng qua một nhóm của các quyền đối nhân. Quan điểm của Hohfeld có giá trị trong việc nhìn nhận, bóc tách các vật quyền của luật tài sản, trong đó, bản chất của luật tài sản là sự thu thập các quyền (sticks) trong một tập hợp quyền (the bundle of rights).
100 Ngày nay, đa phần các học giả pháp lý và kinh tế học đều thống nhất rằng, tài sản là một tập hợp của quyền (a (bundle of sticks). Khái niệm tài sản trong kinh tế học nổi bật phải kể đến quan điểm của Wendell Holmes, Ronald Coase và Richard sticks). Khái niệm tài sản trong kinh tế học nổi bật phải kể đến quan điểm của Wendell Holmes, Ronald Coase và Richard Posner.
Lý thuyết của Guido Calabresi và Douglas Melamed trong công trình “Property Rules, Liability Rules, and Inalienability: One View of the Cathedral”101, khi tiếp cận từ góc độ hiệu lực của các quyền trong việc nhận diện khái niệm tài sản. Theo đó, nếu tài sản là một tập hợp của quyền thì có 3 “lớp” (là 3 quy tắc) bảo vệ các nhóm quyền này: quy tắc tài sản (property rule protection), quy tắc không thể chuyển nhượng (inalienability rule protection), quy tắc trách nhiệm pháp lý (liability rule protection). Các quyền pháp lý được bảo vệ bởi quy tắc không thể chuyển nhượng thì sẽ khơng thể được chuyển nhượng ngay cả khi có sự đồng ý của chủ tài sản, các quyền được bảo vệ bởi quy tắc tài sản là những quyền có thể được chuyển nhượng theo giá mà chủ sở hữu đồng ý. Đặc biệt, hai tác giả cho rằng, những quyền được bảo vệ bởi nhóm quy tắc trách nhiệm pháp lý là những quyền có thể bị lấy đi bởi bên thứ ba theo giá được xác định bởi bên thứ ba. Chủ sở hữu không thể bác bỏ điều này (no veto power) vì đó là sự bù đắp tương xứng với những gì mà người này đã nhận được từ các bên thứ ba. Các hợp đồng tài chính hiện đại đã vận dụng tương đối triệt để các nội dung của lý thuyết này. Lý thuyết được sử dụng khi nghiên cứu về bản chất pháp lý của GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH. Theo đó, GDBĐ bằng ĐS có thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu ĐS BĐ được cân nhắc là một thỏa thuận hợp pháp, phát sinh hiệu lực. Đồng thời, lý thuyết là cơ sở để tác giả đưa ra một số kiến nghị về mở rộng phạm vi cho phép bên nhận BĐ được thu giữ và tự xử lý ĐS BĐ ngoài phương thức tố tụng tư pháp.
Gần đây, các học giả theo thuyết tân khái niệm và thuyết vị lợi đều chia sẻ quan điểm chung trong việc xác định nhiệm vụ thuộc về bản tính luật tài sản là: ghi nhận vật quyền thuộc về bản chất của tài sản (the in rem nature of property rights) và hệ thống hóa quy tắc vật quyền luật định (numerus clausus principle). Tác giả Henry E. Smith và Merrill trong hai bài viết “Optimal Standardization in the Law of Property: The Numerus Clausus Principle”102 (Tiêu chuẩn hóa tối ưu trong luật tài sản: các nguyên tắc giới hạn) và “Property/Contract Interface”103(Sự giao thoa tài sản/ hợp đồng) và bài viết của Henry E. Smith,“The Language of Property: Form, Context, and Audience”104 (Ngôn ngữ của tài sản: hình thức, bối cảnh và quyền được lên tiếng), cho rằng, khi phạm vi của quyền sở hữu càng rộng thì chi phí tìm kiếm thơng tin càng tăng đối với bên thứ ba. Điều này ngược lại với tiêu chuẩn giảm chi phí GD trong lý thuyết của Coase. Đồng thời, các quan điểm cũng cho rằng, vì hợp đồng chỉ tạo ra quyền đối nhân và không thể ảnh hưởng tới các bên thứ ba, nên luật hợp đồng khơng cần tiêu chuẩn hóa. Trong khi, luật tài sản có nhiệm vụ: xác định rõ và cố định các vật quyền để giảm chi phí phân bổ thơng tin về nguồn gốc tài sản và những quyền kèm theo của nó. Lý thuyết này được sử dụng trong các phân tích về nội dung thỏa thuận BĐ bằng ĐS. Theo đó, vì u cầu tiêu chuẩn hóa của vật quyền BĐ, nên thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu ĐS có điều kiện của GDBĐ cần được xác định là một thỏa thuận hợp pháp, là một trường hợp BĐ trong luật. Nguyên tắc
101Guido Calabresi và Douglas Melamed (1972), “Property Rules, Liability Rules, and Inalienability: One View of the Cathedral”, Havard Law Review Vol 85 Number 6, April 1972. Cathedral”, Havard Law Review Vol 85 Number 6, April 1972.
102Henry E. Smith và Merrill (2000),” Optimal Standardization in the Law of Property: The Numerus Clausus Principle”, 110 Yale Law.Juornal. 1 (2000). 110 Yale Law.Juornal. 1 (2000).