thường, người chiếm hữu này có thể được coi tựa như là là chủ sở hữu ĐS bởi người này đang thực hiện “sự thống trị thực tế đối với vật” (thỏa mãn yếu tố corpus).
định việc duy trì hiệu lực BĐ lên ĐS mới hình thành là cần thiết. Đồng thời, luật cần đa dạng các quy tắc trong quy trình thu giữ và xử lý ĐS dựa trên tương ứng các đặc tính của ĐS
Những đặc trưng của GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH cho thấy: PL về GDBĐ bằng ĐS phải giải mã được những nhu cầu nội tại song đầy mâu thuẫn của bên BĐ và bên nhận BĐ, qua đó BĐ nguyên tắc an tồn của hoạt động NH và khuyến khích NH nhận BĐ bằng ĐS.
Giải mã được đồng thời các yêu cầu này sẽ (i) nâng mức độ chắc chắn của quyết định cấp tín dụng trên cơ sở BĐ bằng ĐS của NHTM; (ii) giảm chi phí thẩm định tài sản BĐ; (iii) giảm chi phí của tín dụng có BĐ bằng ĐS, giảm chi phí vốn của doanh nghiệp và giá thành hàng hóa dịch vụ, qua đó tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp; (iv) tăng tính vốn hóa của ĐS; (v) khơi thơng tín dụng NH; (vi) phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.
2.4 Lý luận pháp luật điều chỉnh giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại
2.4.1 Khái niệm và các nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại
PL điều chỉnh GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM, có thể được nhận diện ở những góc độ khác nhau. PL GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM có thể được hiểu là: tổng hợp các quy phạm PL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận theo thủ tục, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình NHTM áp dụng các biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ bằng ĐS để BĐ việc thu hồi vốn và lãi đối với khoản tín dụng đã cấp cho bên vay, giúp bên vay tiếp cận vốn và ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Theo quan điểm tác giả, PL GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM là: tổng hợp các quy phạm PL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận theo trình tự hợp pháp, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập, thực hiện và chấm dứt GDBĐ giữa bên nhận BĐ (là NHTM) và bên BĐ với đối tượng của GD là ĐS, nhằm mục đích đảm bảo sự an tồn của hoạt động NH, tăng khả năng vốn hóa của ĐS trong nền kinh tế, mở rộng quyền tiếp cận tín dụng của các tổ chức, cá nhân. Quan điểm này dựa trên một số lý do nhất định.
Thứ nhất, biện pháp BĐ bằng ĐS không thể tồn tại độc lập, tách bạch, mà không nằm trong một GD nhất định. Biện pháp BĐ được hiểu là cách thức, phương thức để mỗi bên đạt được mục đích của mình và khơng thể được xác lập một cách “lơ lửng” mà không gắn với những chủ thể xác định, trong một GD với các điều kiện xác lập, thực hiện và chấm dứt nhất định220. Nếu nghĩa vụ luôn gắn với những chủ thể và đối tượng nhất định-