gian nhất định với điều kiện có hồn trả trên cơ sở có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế
chấp của người vay hoặc sự bảo đảm bằng tài sản của người thứ ba”152.
Các quan điểm này được chuyển tải và thể hiện rõ qua toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của khái niệm GDBĐ, song hành cùng sự phát triển của hoạt động NH.
Thật vậy, khái niệm GDBĐ được tiệm cận trong các văn bản PL vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Quyết định số 156/ NH- QĐ ngày 18/11/1989 của Tổng giám đốc NHNN VN153 ghi nhận một biện pháp BĐ duy nhất là thế chấp. Theo Khoản 1 và 2 điều 8 Quyết định này: nếu khoản nợ chưa được trả đủ thì người vay khơng được phép bán, cầm cố, chuyển nhượng, trao đổi tài sản thế chấp; nếu người vay không trả được nợ thì NH có (i) quyền u cầu bán tài sản thế chấp và (ii) được ưu tiên nhận tiền thanh toán từ giá bán. Mặc dù sử dụng thuật ngữ thế chấp, nhưng trong các quy định cụ thể khơng có định nghĩa về GDBĐ và cũng khơng có định nghĩa về thế chấp như là một biện pháp BĐ. Tuy nhiên, trong các nội dung về trách nhiệm của NH và của bên vay, đã được thể hiện những đặc trưng mang tính chất như là một biện pháp BĐ. Trong đó, thế chấp có thể bao gồm việc chuyển giao và không chuyển giao tài sản154
Cùng với quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, PL đã ghi nhận sự tồn tại của GDBĐ thông qua Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989) và Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991). Tuy nhiên, khái niệm GDBĐ trong hai văn bản này không xuất hiện, mà chỉ xuất hiện thuật ngữ “biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự”155. Trong đó, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã ghi nhận các biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng kinh tế gồm: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản. Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1991) quy định các biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng dân sự gồm: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, đặt cọc. Nhìn chung, trong giai đoạn này, khái niệm GDBĐ bằng tài sản:
(i) Được tiếp cận từ góc độ là những biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự. Các GDBĐ khơng được nhìn nhận là những GD độc lập mà chỉ là một biện pháp phát sinh từ hợp đồng và để BĐ cho hợp đồng được thực hiện. Hệ quả là tính chất của hợp đồng ảnh hưởng, chi phối đến tính chất của biện pháp BĐ.
(ii) Chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống quy định về các biện pháp BĐ khác nhau do sự khác biệt giữa tính chất của hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân