Bản án số 06/2019/KDTM-PT ngày 17/6/2019 của TAND tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 88 - 89)

252 Gồm: 16 xe tải ôtô Faw thùng lật 20 tấn, 01 máy xúc Hitachi ex, 400, 02 máy xúc PC 200, 01 máy xúc Hitachi ex 300, 02 máy lu rung Liugon Model CLG614, 03 máy ủi Komatsu Dh 16, 01 xe ô tô tải Faw thùng gắn thiết bị nâng sàn 300, 02 máy lu rung Liugon Model CLG614, 03 máy ủi Komatsu Dh 16, 01 xe ô tô tải Faw thùng gắn thiết bị nâng sàn chun chở máy cơng trình 16 tấn, 01 xe máy gạt Liugon Model CLG418, động cơ 6CTA-C215, 01 xe điều hành Toyota Fortuner 2.5 số sàn, máy dầu, 03 dây chuyền nghiền đá Bazan LD VN -TQ model TNTH 350, công suất nghiền 20-25t/h.

253Tài sản thế chấp gồm: Toàn bộ các quyền, quyền lợi, quyền tài sản và các lợi ích phát sinh từ chủ quyền và quyền khai thác mỏ tại xã T, huyện N, tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi là quyền khai thác mỏ); tồn bộ các tài sản, cơng trình khai thác mỏ tại xã T, huyện N, tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi là quyền khai thác mỏ); tồn bộ các tài sản, cơng trình gắn liền với mỏ và quyền khai thác mỏ, khơng giới hạn bởi các cơng trình xây dựng, các máy móc thiết bị và các tài sản gắn liền với quyền khai thác mỏ khác để duy trì hoạt động hàng ngày của cơng trình mỏ và quyền khai thác mỏ; hợp đồng bảo hiểm phát sinh từ hoặc liên quan đến quyền khai thác mỏ và tồn bộ quyền, quyền lợi và lợi ích của bên thế chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến các Hợp đồng bảo hiểm; tất cả các quyền, quyền lợi quyền tài sản, lợi ích và các khoản bồi hồn và bất kỳ khoản thanh toán khác gắn liền hoặc phát sinh từ Quyền khai thác mỏ, quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với Quyền khai thác mỏ hoặc từ các tài liệu và hợp đồng khác liên quan đến các tài sản này, kể cả các quyền, quyền lợi, quyền tài sản, lợi ích, các khoản bồi hồn và bất kỳ khoản thanh tốn khác mà bên thế chấp nhận được hoặc sẽ nhận được để thay thế cho, thuộc về hoặc liên quan đến bất kỳ quyền và tài sản, cơng trình nào được nêu tại các điểm trên.

sản hình thành trong tương lai, thực ra, mới chỉ ở giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành. Tuy nhiên, các cấp độ này vẫn trong phạm vi “hình thành” được quy định tại NĐ 11/2012/ NĐ- CP. Các thỏa thuận này, có mức độ hiệu lực ngang nhau mà không phụ thuộc vào các cấp độ của “hình thành”.

Quy định tại Điều 24 Nghị định 21/2021/ NĐ- CP đã cụ thể hơn, khi công nhận việc xác lập quyền của bên nhận BĐ đối với “phần” tài sản tương lai kể từ thời điểm được hình thành. Sự thừa nhận của PL VN đối với ĐS tương lai là phù hợp với xu hướng lập pháp về tài sản trong GDBĐ. Trước đây, PL nhiều nơi không công nhận hiệu lực của các thỏa thuận BĐ có đối tượng là tài sản tương lai. Điều này xuất phát từ một nguyên tắc cổ xưa của PL: một người không thể chuyển giao thứ mà anh ta không sở hữu (nemo dat quod non habet). Quy tắc này áp dụng trong quan hệ GDBĐ với lập luận bên BĐ khơng thể xác lập lợi ích BĐ lên tài sản mà bên này khơng có quyền sở hữu. Tuy nhiên, nhu cầu mở rộng tín dụng hiện tại từ những tài sản tương lai làm phát sinh yêu cầu về việc thừa nhận các tài sản BĐ mà tại thời điểm xác lập GDBĐ, có thể chưa được hội tụ đầy đủ các thành phần của quyền sở hữu.

Mặc dù vậy, việc chấp nhận tài sản tương lai trong GDBĐ là một quá trình với nhiều khác biệt về quan điểm pháp lý.254. Quan điểm ủng hộ dựa trên hai lý do cơ bản: (i) các bên trong thỏa thuận hiểu rõ nhất về những yếu tố thực tế của ĐS và các thỏa thuận đó đều dựa trên tự do ý chí. Vì vậy, dựa trên quy tắc pháp lý estoppel, các bên trong thỏa thuận phải bị ràng buộc bởi những gì mà họ cam kết; (ii) ghi nhận tài sản tương lai là sự thừa nhận nhu cầu của thực tiễn, đặc biệt đối với quan hệ tín dụng, là cơ sở thúc đẩy tín dụng của hiện tại dựa trên những BĐ của tương lai và tăng tính kinh tế của ĐS255.

Quan điểm phản đối dựa trên hai luận cứ: (i) khái niệm này có thể tạo nên định nghĩa pháp lý tùy tiện, mơ hồ256 và do đó, khơng có cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo vệ thích hợp các quan hệ pháp lý liên quan đến tài sản tương lai khi phát sinh tranh chấp; (ii) tài sản tương lai không chỉ liên quan đến hai chủ thể trong quan hệ mà còn liên quan tới các chủ thể tiềm năng như người mua, người nhận BĐ sau và các chủ nợ khác trong trường hợp phá sản. Việc chấp nhận tài sản BĐ tương lai có thể sẽ làm ảnh hưởng một cách không công bằng đến quyền và lợi ích các chủ thể này bởi nó tạo ra một trật tự không chắc chắn về mức độ ưu tiên đối với tài sản tương lai giữa các chủ thể cùng có lợi ích từ tài sản đó.

Hiện nay, PL của nhiều các quốc gia có quy định về điều kiện tài sản hình thành trong tương lai, nhưng ở các mức độ khác nhau. Nếu như PL VN ghi nhận về trường hợp này trong một điều riêng, thì quy định này có thể ở dạng tổng quát hơn ngay từ nội dung quy định về (1) điều kiện của tài sản BĐ257 hoặc (2) quy định yêu cầu về mô tả tài sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)