Quan điểm này hơi khác so với quan điểm của UNU Wider United Nations University khi phân loại thành hai nhóm là chính thức và phi chính thức Theo đó, việc tiếp cận vốn từ bạn bè, người thân được xếp vào kênh phi chính thức Tác giả cho

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 141 - 143)

- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”

402 Quan điểm này hơi khác so với quan điểm của UNU Wider United Nations University khi phân loại thành hai nhóm là chính thức và phi chính thức Theo đó, việc tiếp cận vốn từ bạn bè, người thân được xếp vào kênh phi chính thức Tác giả cho

chính thức và phi chính thức. Theo đó, việc tiếp cận vốn từ bạn bè, người thân được xếp vào kênh phi chính thức. Tác giả cho rằng, việc huy động vốn từ gia đình, bạn bè ở Việt Nam do các yếu tố truyền thống, văn hóa, mối quan hệ, tình người thân và các phong tục đạo đức có những đặc điểm rất khác so với việc tiếp cận tín dụng từ tíndụng dân cư thơng thường (từ những người khơng có mối quan hệ bạn bè, tình thân mà dựa trên yếu tố lợi nhuận). Vì vậy, tác giả đồng ý và sử dụng cách phân loại của báo cáo của viện nghiên cứu kinh tế các quốc gia thuộc ASEAN.

403 Đến hết năm 2017 có 11.668 hợp tác xã nơng nghiệp (gấp gần 2 lần năm 2008); đặc biệt, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 2.397 năm 2007 lên 7.033 doanh nghiệp năm 2017 (tăng 2,93 lần) với số vốn trên 213.000 tỷ đồng. Dân số nghiệp tăng từ 2.397 năm 2007 lên 7.033 doanh nghiệp năm 2017 (tăng 2,93 lần) với số vốn trên 213.000 tỷ đồng. Dân số khu vực ở nông thôn là là 63.149.249 người, chiếm 65,6%- theo công bố kết quả tổng điều tra dân số 2019 tại hội nghị trực tuyến ngày 11/7/2019 xem thêm http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=370441 và báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 07-9-2018http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te/2018/52218/Buoc-chuyen-manh-me-trong-nong- nghiep-nong-dan-nong-thon.aspx.

PL, thiết chế để giảm chi phí GD. Để hạn chế các rủi ro tại khâu thẩm định ĐS, NH phải thực hiện nhiều biện pháp xác minh thông tin khác nhau. Điều này tăng chi phí thẩm định ĐSBĐ. Những chi phí này được cấu thành trong lãi suất khoản vay và làm tăng lãi suất hơn so với khoản vay có BĐ bằng BĐS. Do vậy, để nhận BĐ bằng ĐS tại NHTM trở thành thơng lệ, thì một trong những yêu cầu đặt ra đối với PL về GDBĐ bằng ĐS là các quy định giúp các chủ thể trong quan hệ PL GDBĐ có thể giảm xuống thấp nhất các chi phí mà họ phải chịu.

Thứ bảy, các quy định PL hướng đến hình thành cơ chế xử lý ĐSBĐ nhanh chóng, hiệu quả, giảm nợ xấu của ngành NH.

Một trong những hệ quả có thể phát sinh của việc nhận BĐ bằng ĐS tại NHTM là xử lý ĐS trong những trường hợp nhất định. Khác với BĐS có tính ổn định và khơng thể dịch chuyển, ĐS lại là những tài sản có khả năng di chuyển và dễ dàng hơn trong thanh khoản. Vì vậy, BĐ quyền chủ động thu hồi ĐS để xử lý, cấn trừ nợ không chỉ là một quyền của bên NHTM, mà cịn là một trong những cơ chế góp phần giảm khả năng tẩu tán tài sản, giảm thiểu nợ xấu của ngành NH nói chung. Mặc dù thủ tục tục tố tụng rút gọn đã được quy định tại điều 8 Nghị quyết số 42/2017/QH 14, tuy nhiên, vẫn cần thiết xây dựng các cơ chế thu hồi và xử lý ĐS bằng tố tụng ngoài TA.

Nghị quyết số 01/NQ- CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 tại điểm 2.5 mục II đã đề ra mục tiêu phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2% và tỷ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu dưới 5% (gồm nợ xấu, nợ xấu đã bán cho VAMC hiện chưa xử lý được và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu). Mục tiêu này đòi hỏi các quy định PL phải được thiết kế phù hợp, cho phép NHTM được chủ động xử lý ĐSBĐ theo cơ chế thỏa thuận trong hợp đồng với chi phí thấp và nhanh chóng về thời gian, tinh gọn về quy trình thủ tục, trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích của các bên GD và những bên có liên quan đến ĐS.

Thứ tám, PL GDBĐ bằng ĐS phải được áp dụng đúng với tinh thần và chính sách PL về nội dung này.

Trong thực tế áp dụng PL, vẫn tồn tại hiện tượng vận dụng sai hoặc không đúng quy định và tinh thần PL. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ PL GDBĐ, mà cịn làm xói mịn ý thức tn thủ PL của các chủ thể khác. Vì vậy, quy định PL GDBĐ bằng ĐS cần được vận dụng chính xác, logic, phù hợp với thực tiễn của hoạt động tín dụng NH. Đây là định hướng cơ bản để BĐ sức sống của các quy định PL GDBĐ bằng ĐS và cũng là cơ chế bảo hành cho sự ổn định các quy định này trong thực tiễn.

4.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại

4.2.1 Nhận diện lại khái niệm giao dịch bảo đảm trong các quy định pháp luật

Khái niệm GDBĐ ảnh hưởng đến toàn bộ các nội dung pháp lý khác của GDBĐ. Vì vậy, việc xác định phương diện tiếp cận để xây dựng khái niệm GDBĐ có ý nghĩa quan trọng đối với các nội dung của GDBĐ bằng ĐS. PL VN tiếp cận khái niệm GDBĐ từ phương thức thực hiện giao dịch. Qua các BLDS 1995, BLDS 2005, BLDS 2015, GDBĐ được nhận diện qua biện pháp BĐ thực hiện nghĩa vụ404, trong đó, tập trung chủ yếu xoay quanh hai nội dung: (i) chuyển giao hoặc không chuyển giao tài sản405; (ii) tài sản BĐ là ĐS hoặc BĐS406. Các nội dung này định hình tên gọi của biện pháp BĐ. Quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định trong tiểu mục nội dung của từng biện pháp BĐ.

Từ những hạn chế đã phân tích tại chương 3, theo quan điểm tác giả, cần thay đổi phương diện tiếp cận khái niệm GDBĐ từ nội dung và bản chất của GD, thay thế cho hướng tiếp cận từ biện pháp BĐ. Theo đó, GDBĐ nên được tiếp cận từ thành tố nhỏ nhất trong nội là: lợi ích BĐ. Lợi ích BĐ được hiểu là: (i) Lợi ích gắn với tài sản được xác lập thông qua một giao dịch nhằm bảo đảm cho một khoản nợ hoặc cho việc thực hiện nghĩa vụ mà không phụ thuộc vào hình thức của giao dịch; và (ii) lợi ích của (a) người giao tài sản cho bên nhận tài sản trong hợp đồng ký gửi; (b) bên cho thuê theo hợp đồng cho thuê có thời hạn trên một năm; (c) người mua trong quan hệ mua bán không chuyển giao tai sản và không bảo đảm cho khoản nợ hoặc việc thực hiện nghĩa vụ. Giao dịch nhằm thiết lập lợi ích bảo đảm, bất kể hình thức, được xác định là giao dịch BĐ. Kiến nghị này xuất phát từ những lý do như sau:

Thứ nhất, lợi ích BĐ là thành tố nhỏ nhất của quan hệ BĐ, là mục đích thực sự mà các chủ thể đều hướng tới khi xác lập, duy trì GDBĐ và cũng là yếu tố làm phát sinh nhu cầu xử lý ĐSBĐ. Việc tiếp cận đại lượng nhỏ nhất, sẽ giúp đạt được mục tiêu thống nhất hóa các GD có liên quan đến ĐS và là cơ sở cho một luật riêng về GDBĐ (sẽ được trình bày rõ hơn ở mục 4.2.9). Đồng thời, cách tiếp cận này phù hợp với nội dung của lý thuyết về tài sản khi đã thể hiện khía cạnh kinh tế của tài sản và luật hóa khía cạnh này trong các quy định PL.

Thứ hai, quy định này làm rõ hơn bản chất pháp lý của GDBĐ là việc bên nhận BĐ có thể có được một số quyền đối với ĐS BĐ (vật quyền) kể từ thời điểm xác lập GDBĐ. Việc chuyển giao ĐS không phải là yếu tố căn bản khi xác định các nội hàm của khái niệm GDBĐ vì đây là chỉ phương thức thực hiện giao dịch mà không phải là bản chất của giao dịch đó.

Thứ ba, quy định sẽ khắc phục được hạn chế của PL hiện hành. Việc định nghĩa

404 NĐ 21/2021/NĐ-CP cũng có tên là quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (khác với NĐ 163/2006/NĐ-CP trước đó với tên gọi là quy định về giao dịch bảo đảm). trước đó với tên gọi là quy định về giao dịch bảo đảm).

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)