Tài sản thế chấp phải được xử lý để bên thế chấp thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 63 - 64)

Điều 8.1.2 và 8.1.3 mẫu hợp đồng cầm cố/ thế chấp động sản của ngân hàng Á Châu: “ ACB được quyền xử lý tài sản bảo đảm trong các trường hợp sau:

8.1.2 Khi giá trị tài sản bảo đảm bị giảm sút đến giá xử lý tài sản bảo đảm hoặc dẫn đến tỷ lệ giá trị các khoản cấp tín dụng trên giá trị tài sản bảo đảm vượt tỷ lệ giá trị các khoản cấp tín dụng trên giá trị tài sản bảo đảm mà các bên đã thỏa thuận theo trên giá trị tài sản bảo đảm vượt tỷ lệ giá trị các khoản cấp tín dụng trên giá trị tài sản bảo đảm mà các bên đã thỏa thuận theo hợp đồng cấp tín dụng hoặc thỏa thuận khác giữa bên bảo đảm và/ hoặc bên được cấp tín dụng với ACB

2.3 Sự tác động của đặc tính động sản đối với pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại

2.3.1 Đặc tính của động sản

Một trong những cách phân loại đã xuất hiện từ lâu là phân loại tài sản thành BĐS và ĐS. Cách tiếp cận này tạo ra hai hệ quả: (i) xác định khái niệm ĐS bằng phương pháp loại trừ (ĐS là tất cả những tài sản không phải là BĐS); (ii) xác định nội hàm của khái niệm BĐS và ĐS, vào thời kỳ đầu, dựa trên các đặc điểm về lý tính của tài sản (yếu tố “có khả năng di chuyển được hay không” của tài sản).

Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế, luật đã không chỉ dựa trên yếu tố lý tính mà cịn dựa trên những tiêu chí khác để phân biệt ĐS và BĐS. Thậm chí, trong một số trường hợp, tài sản có thể là ĐS trong mối quan hệ này nhưng lại được coi là BĐS trong mối quan hệ khác. Tuy nhiên, một phân loại tương đối giữa hai khái niệm này vẫn là một trong những nội dung cơ bản của PL về tài sản. Để xác định một tài sản là ĐS, PL các quốc gia thường dựa trên những tiêu chí phổ quát là: (i) bản chất của tài sản; (ii) mục đích sử dụng và tính gắn kết của tài sản đó đối với đất; (iii) theo sự định danh của quy định PL.

(i) Tài sản được xem là ĐS về bản chất nếu (1) có thể tự di chuyển hoặc được di chuyển trong không gian (từ nơi này đến nơi khác)191 mà (2) không bị mất đi các đặc tính của nó. Chẳng hạn đàn gia súc (có thể tự di chuyển) hay hệ thống máy móc (khơng thể tự di chuyển mà cần có tác động của các yếu tố ngoại lực) đều được coi là ĐS. Đây là một đặc điểm truyền thống để phân định BĐS với ĐS vì bản chất của BĐS là khơng thể di chuyển được trong không gian. Điều 101 BLDS Nhật Bản 1889192 quy định: “Động sản là những vật có thể di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác, bất chấp do tự chúng hoặc do ngoại lực. Nó bao gồm cả sức mạnh tự nhiên có thể chiếm dụng được cũng như những quyền gắn với động sản”193

Khả năng có thể di chuyển với yếu tố tồn tại sự di chuyển là hai vấn đề khác nhau. Tồn tại sự di chuyển không phải là yếu tố bắt buộc trong việc xác định bản chất của ĐS. Chẳng hạn, hệ thống máy móc đặt hay một căn nhà di động được đặt tại một địa điểm vẫn hoàn toàn là một ĐS194, nhưng súc vật gắn với canh tác, chim bồ cầu nuôi trong chuồng lại được coi là BĐS195.

191 Quy định phân loại tài sản gồm bất động sản và động sản được xuất hiện trong nhiều BLDS ở các quốc gia, khơng phụ thuộc vào hệ pháp luật. Ví dụ, quy định tại điều 130 BLDS LB Nga 1991, điều 899 BLDS Quebec, điều 448 BLDS tiểu bang thuộc vào hệ pháp luật. Ví dụ, quy định tại điều 130 BLDS LB Nga 1991, điều 899 BLDS Quebec, điều 448 BLDS tiểu bang Louisiana, điều 516 BLDS Pháp 2012.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)