Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ X, XI, XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 44 - 47)

Phương pháp phân tích kinh tế học pháp luật.

Phương pháp này phân tích các lý do xuất hiện và nội dung kết cấu của các quy định PL có liên quan đến GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH dưới khía cạnh liên ngành kinh tế- luật.

Phương pháp được sử dụng để nhận diện được các nhu cầu kinh tế của các chủ thể trong GDBĐ, trong đó: (i) đối với bên BĐ, là tăng tính hoạt dụng, vốn hóa và kinh tế của ĐS, giảm chi phí vốn vay; (ii) đối với bên nhận BĐ là giảm chi phí thẩm định, quản lý, bảo quản và xử lý ĐS; (iii) đối với các bên có liên quan là sự minh bạch hóa thơng tin của ĐS, đảm bảo việc nhận thơng tin với chi phí thấp nhất, hạn chế tranh chấp phát sinh; (iv) đối với nhà nước và nền kinh tế: là hạn chế tranh chấp phát sinh, mở rộng vốn tín dụng NH.

Trên các yếu tố này, bản chất kinh tế của GDBĐ đối với ĐS được làm rõ, thông qua đó, lý giải và định hướng nội dung các quy định của PL để đảm bảo phù hợp với động cơ, lợi ích kinh tế của các chủ thể trong giao dịch với nguyên tắc tiết kiệm chi phí giao dịch, mở rộng chi phí cơ hội, đem lại lợi ích cho các chủ thể trong giao dịch và cho tổng thể nền kinh tế.

Phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong chương 4 của luận án. Dựa trên nhưng kết quả nghiên cứu của kinh tế học, các kiến nghị PL về GDBĐ bằng ĐS được đưa ra vừa đảm bảo tính khả thi, kinh tế, vừa đảm bảo tính tuân thủ, đồng thời, loại bỏ những kiến nghị phù hợp với mục tiêu quản lý nhưng không gây tốn kém khi triển khai hoặc không phù hợp với thực tiễn kinh doanh, thương mại.

Phương pháp so sánh luật học

Phương pháp so sánh pháp luật được sử dụng để so sánh, đánh giá các qui định của PL về GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH giữa pháp luật của một số quốc gia và VN liên quan đến các nội dung: (i) điều kiện có hiệu lực của GDBĐ bằng ĐS (điều kiện về chủ thể, về ĐS, về nghĩa vụ được bảo đảm, về hình thức của GDBĐ), (ii) điều kiện xác lập hiệu lực đối kháng của GDBĐ bằng ĐS; (iii) thứ tự quyền ưu tiên thanh toán; (iv) điều kiện, quy trình và thủ tục thu giữ và xử lý ĐS BĐ.

Phương pháp này giúp tác giả nhận diện những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định PL giữa các nước và VN. Từ đó đánh giá tính hiệu quả của PL VN, đồng thời đưa ra kết luận ban đầu về việc tiếp nhận các qui định hoặc chế định PL nước ngoài về GDBĐ bằng ĐS để phù hợp với các đặc trưng kinh tế xã hội và văn hóa PL của VN.

Phương pháp khảo sát

Phương pháp được sử dụng để khảo sát được một số nội dung cơ bản GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM ở VN hiện nay. Nội dung khảo sát trải dài ở nhiều khía cạnh: mức độ phổ biến của ĐSBĐ tiền vay, các loại ĐS phổ biến, ưu điểm, nhược điểm của mỗi loại ĐS, về thứ tự ưu tiên, về phương thức xác lập hiệu lực đối kháng của một số loại ĐS, về

thời hạn, quy trình xử lý tài sản BĐ là ĐS, đánh giá mức độ khả thi của một số giải pháp trong xử lý ĐSBĐ.

Phương pháp tiếp cận hệ thống liên ngành và đa ngành

Phương pháp nghiên cứu liên ngành xã hội học như kinh tế, xã hội, lịch sử để phân tích rõ bản chất kinh tế, pháp lý, xã hội của GDBĐ của của ĐS trong nền kinh tế và trong hoạt động NH.

Phương pháp này, đặc biệt được tác giả sử dụng trong việc tiếp cận, phân tích các lý thuyết, học thuyết pháp lý về giao dịch bảo đảm, học thuyết về tài sản, từ đó nhận diện và đánh giá mức độ phù hợp và tính khả thi của các quy định PL.

Đồng thời, phương pháp này được sử dụng trong phần nghiên cứu về trật tự quyền ưu tiên thanh toán của ĐS BĐ, trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hịa của nhiều chủ thể trong nhiều GD khác nhau. Theo đó, trật tự quyền ưu tiên khơng chỉ bảo vệ lợi ích cho NHTM và cịn cho sự vận hành ổn định của các GD thương mại, dân sự khác. Nghiên cứu về nội dung xử lý tài sản BĐ, phương pháp tiếp cận liên ngành được nghiên cứu sinh sử dụng, để nhận diện những giải pháp phù hợp, trên cơ sở đảm bảo sự ổn định của trật tự xã hội.

Phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm hệ thống hóa, khái quát và đưa ra những kết luận tổng quan để chứng minh cho một số luận điểm, luận cứ lý thuyết về GDBĐ, lý thuyết về ĐS và PL về GDBĐ bằng ĐS sau quá trình đánh giá các ý kiến, đề xuất, quan điểm về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của PL GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NH. Phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong các nội dung của luận án.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)