THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG ĐỘNG SẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 83 - 84)

ĐỘNG SẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

3.1 Về điều kiện xác lập hiệu lực của giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại

Việc xác định hiệu lực của GDBĐ bằng ĐS có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì đây là cơ sở để thực hiện quyền truy đòi, quyền ưu tiên, xử lý ĐS. Để xác lập hiệu lực pháp lý của GDBĐ bằng ĐS, phần này nghiên cứu ba yếu tố cơ bản là quy định liên quan đến (i) điều kiện ĐSBĐ; (ii) nghĩa vụ được BĐ; (iii) mối quan hệ hiệu lực giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng BĐ bằng ĐS.

3.1.1 Về động sản trong giao dịch bảo đảm

Theo quy định, ĐS trở thành đối tượng hợp pháp trong GDBĐ nếu thỏa mãn yêu cầu về: (1) tính sở hữu và (2) tính lưu thơng (khơng bị PL cấm GD). Các điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực của GDBĐ. Điều 295 BLDS 2015 quy định “tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu”.Theo Điều 158 BLDS 2015, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản. Theo logic, bên BĐ phải là chủ sở hữu ĐS thì ĐS mới có thể là ĐSBĐ. Yêu cầu về quyền sở hữu được xác định đồng thời tương ứng với các hình thức sở hữu. Vì vậy, bên nhận BĐ phải có được sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu của ĐSBĐ trong trường hợp ĐS được sở hữu bởi nhiều chủ thể và ĐS không thể phân chia.

Quy định này BĐ tính an tồn của GD, tuy nhiên, chưa hồn toàn phù hợp với tất cả tài sản BĐ là ĐS vì hai lý do. Thứ nhất, việc xác định quyền sở hữu đối với ĐS có những khó khăn xuất phát từ bản chất và đặc trưng của ĐS. Nhiều loại ĐS không thuộc diện đăng ký quyền sở hữu và bên nhận BĐ chỉ có thể dựa trên các dấu hiệu “bề mặt” như hành vi chiếm hữu, nắm giữ ĐS để xác định quyền sở hữu mà khơng thể có phương thức hoặc căn cứ khác phù hợp hơn. Tuy nhiên, việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu ĐS. Thứ hai, khái niệm tài sản trong kinh tế học và luật học ngày càng cho thấy một sự lệch pha đáng kể. Quan niệm truyền thống về quyền sở hữu của luật học cho thấy sự lạc hậu nhất định so với quan niệm về tài sản trong kinh tế học cũng như so với sự phát triển của bản thân khái niệm tài sản trong thực tiễn. Ngày nay, một tài sản có thể tạo ra lợi ích đan xen cho nhiều chủ thể khác nhau mà nếu chỉ dựa trên quan niệm truyền thống về quyền sở hữu, rất khó để bóc tách quyền sử dụng và định đoạt một cách hồn tồn rạch rịi.

Mặc dù vậy, yêu cầu này không áp dụng tuyệt đối trong mọi trường hợp. PL VN cho thấy xu hướng nới lỏng yêu cầu quyền sở hữu đối với ĐS trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể, Điều 27 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định bên nhận BĐ không bắt

buộc phải xác minh quyền sở hữu đầy đủ của ĐS thuộc sở hữu chung vợ chồng đối với một số ĐS nhất định. Quy định đã dung hòa được yêu cầu về quyền sở hữu đầy đủ đối với tài sản BĐ theo hình thức sở hữu chung của vợ chồng với đặc trưng của tài sản là ĐS.

Quy định tại Điều 133 BLDS 2015 và Điều 36 Nghị định 21/2021 khẳng định hiệu lực của hợp đồng thế chấp ngay cả khi tài sản BĐ trong hợp đồng thế chấp là đối tượng của một GD vô hiệu. Mặc dù điều 133 BLDS 2015 sử dụng yếu tố ngay tình để xác định bên nhận BĐ là bên thứ ba được bảo vệ, nhưng quy định tại Điều 36 Nghị định 21/2021/NĐ đã cho thấy xu hướng trong việc chấp nhận tính khơng đầy đủ của quyền sở hữu trong một số trường hợp dự liệu. Trong trường hợp quy định ở Điều 36 Nghị định 21/2021, bên BĐ khơng hồn tồn là chủ sở hữu đích thực của ĐSBĐ nhưng ĐS vẫn được xác định là thỏa mãn điều kiện về tài sản trong GDBĐ. Các quy định mới, theo tác giả là phù hợp với đặc điểm của ĐS, giảm chi phí GD và đảm bảo sự bình ổn của những GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động NH.

Yêu cầu về quyền sở hữu của ĐS được xem là yêu cầu mang tính “tối đa” về ĐSBĐ của PL VN, trong so sánh với quy định “tối thiểu”239 về nội dung này ở PL một số quốc gia. Điều 9.203 (b) UCC240 quy định: lợi ích bảo đảm được gắn với ĐSBĐ nếu: bên BĐ có quyền đối với ĐSBĐ hoặc có quyền chuyển giao các quyền có liên quan đến ĐSBĐ (“rights in collateral” or “power to transfer rights in the collateral”)241. Nếu hiểu quyền sở hữu là một tập hợp của nhiều quyền (bundle of rights), thì bên BĐ, trong nguyên tắc quy định tối thiểu, chỉ cần có một trong số quyền của tập hợp quyền đó, được xem là thỏa mãn điều kiện về ĐSBĐ. Quy định này cho phép ĐS có thể khơng thuộc quyền sở hữu đầy đủ của bên BĐ vẫn là đối tượng hợp pháp của GDBĐ. Điều này khơng có nghĩa là ĐS được chiếm hữu thực tế bởi một người thì người này có thể sử dụng ĐS để BĐ, vì việc xác định quyền của bên BĐ đối với ĐS còn phục thuộc vào các quan hệ PL bên cạnh hành vi chiếm hữu thực tế. Một sự thẩm định cẩu thả ĐSBĐ, cũng khơng được khuyến khích vì hậu quả bất lợi cho NH có thể xảy ra. Ví dụ, trong vụ kiện giữa Citizen Bank and Trust company và SLT Warehouse company (SLT)242, TA đã phủ nhận các yêu cầu của NH với lập luận: hàng hóa trong kho khơng thuộc quyền của bên BĐ là Mathis mà là tài sản của các nơng dân. Vì vậy, NH khơng thể u cầu SLT (công ty quản lý kho hàng và là bên phát hành phiếu xuất kho) thực hiện các biện pháp pháp lý đối với số lượng thóc trong kho. NH nhận BĐ bằng chứng chỉ hàng hóa lưu kho, nhưng không thẩm định kỹ ĐSBĐ.

239 Quy định tối thiểu được hiểu là: điều kiện của ĐS BĐ không nhất thiết phải hội tụ đủ ba nhóm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt ở bên bảo đảm. Bên bảo đảm chỉ cần có một phần trong các quyền trên thì được xác định là đủ điều kiện pháp lý định đoạt ở bên bảo đảm. Bên bảo đảm chỉ cần có một phần trong các quyền trên thì được xác định là đủ điều kiện pháp lý của ĐS BĐ.

240 Quy định tại nội dung này là: lợi ích bảo đảm được xác lập lên tài sản bảo đảm nếu thỏa mãn ba điều kiện: (i) sự chuyển giao một lượng giá trị của bên nhận bảo đảm cho bên bảo đảm; (ii) bên bảo đảm có quyền hoặc có quyền chuyển giao các giao một lượng giá trị của bên nhận bảo đảm cho bên bảo đảm; (ii) bên bảo đảm có quyền hoặc có quyền chuyển giao các quyền liên quan đến tài sản cho bên nhận bảo đảm; (iii) tồn tại một thỏa thuận bảo đảm. Tuy nhiên, vì trong nội dung này đề cập tới điều kiện của ĐSBĐ, nên tác giả, chỉ trích dẫn và phân tích điều kiện (ii) trong mục này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)