Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng dịch vụ thẻ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 44 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.1.Kinh nghiệm trong nước

- Kinh nghiệm của ngân hàng Quốc tế (VIB)

Cuối năm 2018, ngân hàng VIB đạt lợi nhuận trước thuế hơn 2700 tỷ đồng, tăng 95% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng mảng KDDVT đạt được những kết quả khả quan do triển khai các giải pháp đồng bộ. Thẻ tín dụng được chú trọng phát triển trên nhiều kênh khác nhau, tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng thẻ và chi tiêu qua thẻ tín dụng. Riêng cuối năm 2018, tổng chi tiêu thẻ tín dụng tăng 214% so với cùng thời điểm năm 2017. Thẻ tín dụng được bán trên nhiều kênh khác nhau qua mạng lưới điểm bán, ngân hàng số, bán hàng trực tiếp và bán hàng qua điện thoại.

Một loại các sản phẩm thẻ tín dụng đã được nghiên cứu và triển khai tại VIB vào năm 2018. Đặc biệt là chương trình ưu đãi, khuyến mại, chăm sóc KHCN được đẩy mạnh thông qua nhiều kênh phân phối, tiếp cận. VIB cũng rất chú trọng đầu tư công nghệ cải tiến dịch vụ thẻ, mạng lưới đối tác và ĐVCNT được quan tâm phát triển rộng rãi. Chính những công tác này đã giúp cho VIB đạt được những kết quả rất khả quan như trên.

- Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV):

BIDV là một trong những NHTM cung cấp rất tốt dịch vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam. Với việc liên tục cải tiến CLDV, đa dạng hóa sản phẩm, BIDV đã xây dựng thành công dịch vụ chấp nhận thẻ và quản lý dòng tiền. Với sản phẩm này, các máy POS của BIDV sẽ được tích hợp sẵn toàn bộ thông tin hóa đơn hoặc kết nối trực tiếp với hệ thống thanh toán và phần mềm bán hàng của ĐVCNT. Nhờ vậy, thời gian giao dịch, tác nghiệp thủ công được rút ngắn giúp cho đơn vị vừa giảm được rủi ro vừa báo cáo thống kê, tra soát, đối chiếu được thực hiện một cách tự động, nhanh chóng, sử dụng dòng vốn kinh doanh hiệu quả.

Hiện tại, BIDV có khoảng hơn 6000 ĐVCNT của các tập đoàn viễn thông lớn nhất cả nước, các chuỗi cửa hàng bán lẻ và công ty bảo hiểm lớn nhất Việt Nam. Đây là kết quả của việc chú trọng vào chất lượng dịch vụ và tính năng sản phẩm được cung cấp đến khách hàng.

BIDV được vinh danh Thẻ tín dụng tốt nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp 2016 – 2018 bởi Tạp chí tài chính hàng đầu thế giới IFM. Cũng trong năm 2018, BIDV được TCTQT Visa trao tặng giải thưởng là Ngân hàng có DSTT thẻ cao nhất, ngân hàng mở mới ĐVCNT nhiều nhất và ngân hàng có tỷ lệ chuẩn chi cao nhất năm 2018.

- Kinh nghiệm của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vương (VPbank)

Năm 2016, VPbank xếp vị trí thứ năm về số lượng thẻ phát hành và chi tiêu. Nhưng đến cuối năm 2018, ngân hàng này đã vươn lên vị trí số một, lớn nhất thị trường. Đến cuối quý I năm 2019, VPbank đang có khoảng hơn 750 nghìn thẻ của ngân hàng mẹ và 1,6 triệu thẻ của FE Credit. Thúc đẩy thẻ tín dụng là một trong 5 chiến lược của VPbank trong phân khúc KHCN, trở thành sản phẩm chủ đạo mà ngân hàng này cung cấp cho khách hàng.

VPbank ra mắt nhiều sản phẩm thẻ có phân khúc định hướng tới KHCN. Chẳng hạn trong hai loại thẻ tín dụng mới, World Lady là thẻ ưu tiên giành riêng cho KHCN nữ. Bên cạnh đó, VPbank cũng cho phép khách hàng được sử dụng tiền mặt trong hạn mức thẻ của mình, cho vay qua điện thoại, hình thức rất đa dạng và phong phú.

Chính nhờ các hoạt động đẩy mạnh phát hành thẻ, thủ tục nhanh chóng, đơn giản, ưu đãi vượt trội đã khiến cho VPbank rất thành công trong mảng thẻ tín dụng.

Tính đến cuối năm 2018, ngân hàng này đã chiếm được 18% tổng giá trị thị trường, dư nợ thẻ tín dụng tăng xấp xỉ 50% so với năm trước giúp cho lợi nhuận bứt phá tăng 67%.

- Kinh nghiệm của các công ty cho vay tài chính

Không đứng ngoài cuộc so với các NHTM, các công ty tài chính hiện nay cũng tìm mọi cách để chiếm được thị phần trong thị trường thẻ. Ví dụ như công ty tài chính Lotte của tập đoàn Lotte ngay khi được thành lập ra ra mắt hai sản phẩm thẻ là Lotte Finance Visa và Lotte Finance Visa Platinum. Sản phẩm thẻ có rất nhiều tính năng và ưu đãi như hoàn phí thường niên trọn đời, giảm giá, tích điểm thưởng tại tất cả cửa hàng, rạp chiếu phim, quán café, đồ ăn nhanh của Lotte trên toàn quốc.

Sự ồ ạt mở rộng thị phần cho vay tiêu dùng của các công ty như Home Credit, FE Credit, HD Saison, Eassy Credit, SHB Finance,…đã làm cho thị trường thẻ trở nên sôi động. Các công ty này thường đưa ra các chương trình cho vay qua thẻ rất chuyên biệt, đánh đúng và nhu cầu của từng phân khúc KHCN khác nhau, đặc biệt là phân theo thu nhập. Nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của hình thức cho vay này, đến cuối năm 2018 chỉ sau 2 năm giới thiệu, thị trường vay tài chính tiêu dùng đã có 2.8% đóng góp từ thẻ tín dụng. Tuy nhiên, do sử dụng các xu hướng cho vay không cần thế chấp, phát hành thẻ không có tài sản đảm bảo và xâm nhập và thị trường thu nhập thấp, không đủ điều kiện vay ngân hàng, các công ty tài chính cũng chịu gánh chịu không ít rủi ro từ nợ xấu. Sự phát triển nóng của hình thức phát hành thẻ này đã dẫn đến nhiều hệ lụy cho khách hàng, các công ty cho vay tài chính và thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng dịch vụ thẻ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 44 - 46)