Tăng cường hiệu quả phát triển khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng dịch vụ thẻ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 113 - 114)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Tăng cường hiệu quả phát triển khách hàng

+ Chi nhánh cần đẩy mạnh quá trình tìm kiếm khách hàng. Với mô hình hiện tại, cán bộ khách hàng hay còn gọi là lực lượng bán hàng cần phải tiếp cận khách hàng với tần suất cao hơn nữa, cố gắng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để tìm ra giải pháp kinh doanh.

+ Quá trình giao chỉ tiêu không chỉ kiểm soát việc hoàn thành và mức độ hoàn thành của chỉ tiêu KDDVT. Chi nhánh nên tập trung vào phân tích bảng kế hoạch những việc nhân viên sẽ làm thực hiện chỉ tiêu của mình. Xây dựng cơ chế giao việc theo ngày, theo tuần để giám sát quá trình hoàn thiện chỉ tiêu một cách sát sao hơn.

+ Mở rộng việc phát triển khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại: hiện tại Chi nhánh có sử dụng một số công cụ truyền thông hiện đại như mạng xã hội để tương tác với khách hàng trong việc giải đáp thắc mắc nhưng thực tế trang mạng này lại không hoạt động như một công cụ bán hàng thực sự. Với xu thế hiện đại ngày nay, Chi nhánh cần xây dựng cho mình tệp khách hàng tiềm năng và thực hiện quảng cáo, bán hàng qua các kênh truyền thông hiện đại này.

+ Tăng cường gia tăng mức độ sử dụng POS bằng phương án rà soát ĐVCNT không phát sinh doanh số hàng tháng, đăng ký cam kết DSTT với các ĐVCNT, nếu doanh số không đảm bảo thì Chi nhánh nên thu hồi máy để phát triển các ĐVCNT mới tiềm năng hơn.

+ Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi cho các ĐVCNT đặc biệt các ĐVCNT có DSTT cao như chăm sóc khách hàng thường xuyên, có cơ chế giá phí theo DSTT thỏa thuận, trao thưởng cho ĐVCNT có doanh số cao,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng dịch vụ thẻ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)