Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng dịch vụ thẻ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 51 - 54)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

2.2.3.1. Sử dụng công cụ phân tích - Tính phần trăm và giá trị

Công cụ phân tích này cho thấy mức độ thay đổi của chỉ tiêu năm sau so với năm trước, từ đó cho thấy mức độ thay đổi của hoạt động tín dụng.

- Giá trị thay đổi là chênh lệch giữa giá trị năm sau so với giá trị năm liền trước. Giá trị thay đổi = Giá trị năm N + 1 - Giá trị Năm N

- Phần trăm thay đổi được tính bằng cách chia giá trị của năm sau cho giá trị của năm trước

Phần trăm thay đổi = x 100%

Giá trị thay đổi năm sau so với năm trước thể hiện quy mô của sự thay đổi trong khi phần trăm thay đổi thể hiện tỷ trọng quy mô của sự thay đổi so với giá trị năm trước. Sử dụng đồng thời cả 2 chỉ tiêu nêu trên sẽ làm tăng chất lượng của việc phân tích dữ liệu.

- Tính phần trăm xu hướng

Việc tính phần trăm chỉ xu hướng gồm các bước:

+ Chọn năm gốc và gán cho các chỉ tiêu của năm gốc giá trị là 100%

+ Tính toán các chỉ tiêu của năm sau theo phần trăm (%) tương ứng với các chỉ tiêu của năm gốc. Việc tính toán này được thực hiện bằng cách chia chỉ tiêu của năm sau cho sau cho chỉ tiêu tương ứng của năm trước, sau đó nhân với 100%.

- Tính phần trăm cấu thành

Phần trăm cấu thành thể hiện quy mô tương đối của mỗi chỉ tiêu trong tổng số. Phần trăm cấu thành được tính bằng cách lấy từng chỉ tiêu thành phần chia cho tổng số.

Phần trăm cấu thành = x 100%

2.2.3.2. Các phương pháp phân tích dữ liệu a. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, trình bày, tóm tắt, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau nhằm mục đích phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Tác giả sẽ thu thập số liệu và xử lý thông qua phương pháp của thống kê mô tả như:

Tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ,… để đánh giá tình hình tăng, giảm các của chỉ tiêu có liên

quan đến hoạt động kinh doanh Chi nhánh, kết quả và thực trạng KDDVT và công tác QTCLDVT đối với KHCN tại Vietcombank Thái Nguyên qua các năm từ năm 2016 đến năm 2018 dựa trên các số liệu được cung cấp từ phòng nghiệp vụ liên quan, từ báo cáo tổng kết, đánh giá về CLDV, báo cáo bán lẻ, chương trình KHBM, bản tin CLDV, các báo cáo kiểm tra, kiểm toán,…Từ đó, tác giả sẽ phân tích để thấy được hiệu quả KDDVT và thực trạng QTCLDVT đối với KHCN tại Vietcombank Thái Nguyên.

Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả dưới dạng thống kê tóm tắt (giá trị thống kê đơn nhất) để mô tả dữ liệu.

b. Phương pháp phân tích so sánh

Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu: Cần phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường khi so sánh các chỉ tiêu với nhau.

Gốc so sánh: Sử dụng trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ báo cáo trước hoặc

hàng năm trước để làm gốc so sánh khi xác định xu hướng, tốc độ phát triển của chỉ tiêu được phân tích. Và so sánh là trị số giữa chỉ tiêu năm phân tích và trị số chỉ tiêu ở các năm gốc khác nhau.

Các dạng so sánh:

- So sánh bằng số tuyệt đối: Khi so sánh bằng số tuyệt đối sẽ thấy rõ sự biến

thiên về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa năm phân tích và năm gốc để phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu

- So sánh bằng số tương đối: Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng phương

pháp so sánh bằng số tương đối động thái để phản ánh nhịp độ biến động hay còn gọi là tốc độ tăng trưởng của chi tiêu và sử dụng dạng số tương đối liên hoàn (thay đổi kỳ gốc với =1,n). Đây là cách thức để phân tích mối quan hệ, kết cấu, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

Trên cơ sở thông tin được thống kê, mô tả, phương pháp so sánh dùng để so sánh hiệu quả hoạt động KDDVT và công tác QTCLDVT đối với KHCN của Vietcombank Thái Nguyên, biểu hiện qua số liệu kinh doanh thực tế qua các năm.

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hoá có cùng một nội dung tính chất tương tự như nhau, biểu hiện bằng số lần hay tỷ lệ phần trăm.

Nội dung cần so sánh: So sánh các số liệu đạt được thể hiện qua các kỳ báo cáo, thông thường là năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng dịch vụ thẻ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)