Công nghệ thực hiện dịch vụ thẻ của Vietcombank Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng dịch vụ thẻ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 77 - 79)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.5.Công nghệ thực hiện dịch vụ thẻ của Vietcombank Thái Nguyên

Công nghệ quản lý thẻ: Chi nhánh hiện tại đang sử dụng nhiều phần mềm để theo dõi, quản lý và hỗ trợ công tác dịch vụ thẻ: Essemcard, Host Product, Host cema, IST – Vietcombank CMS, TMS management console. Những phần mềm này đã hỗ trợ đắc lực trong việc tra cứu thông tin, hỗ trợ công tác bán hàng, quản lý rủi ro, tác nghiệp xử lý yêu cầu của khách hàng. Hầu hết các phần mềm này đều dễ sử

dụng, ưu việt và tốc độ xử lý nhanh. Tuy nhiên, các chương trình này là riêng rẽ, phục riêng một nghiệp vụ thẻ như: ATM, quản lý thẻ ghi nợ, quản lý thẻ tín dụng, tra soát. Việc chia riêng rẽ các phần mềm như vậy nên nếu khách hàng có nhiều thẻ và nhiều yêu cầu khác nhau thì cán bộ sẽ phải tra cứu và tác nghiệp trên nhiều chương trình.

Công nghệ xử lý tác nghiệp thẻ: hiện nay Vietcombank đang xử lý thanh toán thẻ đa dạng, an toàn và tiện lợi. Không dừng lại ở chấp nhận thanh toán thẻ tại ATM, EDC, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên chấp nhận thanh toán thẻ trực tuyến (ecom) tại Việt Nam từ năm 2006 và đưa ra thị trường dịch vụ thanh toán thẻ trên thiết bị di động (mobile payment) tạo nên nền tảng quan trọng cho hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ ngày nay.

Vietcombank cũng là NHTM tiên phong phát triển phương thức thanh toán thẻ với công nghệ không tiếp xúc (contactless), góp phần kiến tạo thành phố thông minh trên nền tảng thanh toán “một chạm”, đặc biệt khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, điểm đỗ xe tự động, cửa hàng tiện lợi, siêu thị,…làm thay đổi hoàn toàn thói quen thanh toán của người dân. Công nghệ mới này thể hiện sự đổi mới và khác biệt không ngừng của Vietcombank, để mang đến nhiều lựa chọn thanh toán và trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các thẻ của Vietcombank Thái Nguyên đều áp dụng công nghệ thẻ từ (thẻ ghi nợ nội địa, một số thẻ ghi nợ quốc tế), đây là công nghệ phổ biến trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Chỉ riêng số lượng thẻ ghi nợ nội địa, với hơn 168 nghìn thẻ chiếm đến 94% tổng số lượng thẻ do Vietcombank Thái Nguyên phát hành đang sử dụng công nghệ này. Như vậy, công nghệ thẻ từ với những nhược điểm của nó sẽ không còn phù hợp và đáp ứng được tính an toàn, bảo mật khi mà tội phạm công nghệ ngày càng tinh vi và khó lường hơn.

Trong năm 2018, NHNN đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 và yêu cầu đến cuối năm 2020 các TCPH thẻ phải đảm bảo 100% thẻ có BIN do NHNN cấp đang lưu hành tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

Vietcombank là một trong 7 NHTM đầu tiên đang phối hợp với Napas triển khai lộ trình chuyển độ trên. Và với lộ trình nêu trên, Vietcombank sẽ có hướng đi trong công nghệ phát hành thẻ thẻ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và của NHNN.

Tuy rằng phần lớn thẻ của Vietcombank Thái Nguyên đang áp dụng thẻ từ, nhưng rõ ràng muốn chuyển từ thẻ từ sang thẻ chip lả phải có lộ trình và thời gian. Ngoài ra yêu cầu về nâng cấp, thay đổi chuẩn hóa mạng lưới máy ATM và POS của Chi nhánh để tương thích với thẻ chip cũng là trong những yêu cầu thay đổi công nghệ đặt ra cho Vietcombank Thái Nguyên trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng dịch vụ thẻ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 77 - 79)