Tham gia trực tiếp cùng các thẩm phán vào hoạt động xét xử, hội thẩm có mối quan hệ công tác với thẩm phán, nhưng hội thẩm khác với thẩm phán ở những

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 36 - 38)

- Kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên cũng khái quát kinh nghiệm một số nước trên thế giới về địa vị pháp lý của hội thẩm, từ đó giúp tác giả có cơ sở để

Tham gia trực tiếp cùng các thẩm phán vào hoạt động xét xử, hội thẩm có mối quan hệ công tác với thẩm phán, nhưng hội thẩm khác với thẩm phán ở những

mối quan hệ công tác với thẩm phán, nhưng hội thẩm khác với thẩm phán ở những đặc điểm sau: thẩm phán là nhân viên nhà nước đại diện cho công quyền, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và thực hiện chức năng xét xử như một "nghề". Không

giống như thẩm phán, hội thẩm tuy vẫn có thể được xem là "một nghề", nhưng làmột "nghề không chuyên nghiệp". Xét xử không phải là công việc chính cũng như một "nghề không chuyên nghiệp". Xét xử không phải là công việc chính cũng như không phải là công việc có thể đảm bảo nguồn sống tối thiểu của hội thẩm. Nhưng với trách nhiệm trước nhân dân, những người đã đặt niềm tin và trao quyền cho mình, hội thẩm phải dành nhiều thời gian, tâm huyết khi tham gia xét xử để xứng đáng với vị trí, vai trò mà nhân dân ủy nhiệm. Hội thẩm là những người có kinh nghiệm sống và kinh nghiệm xã hội sâu sắc được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách cử tri (ví dụ ở Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc) hoặc được bầu, cử (ở Việt Nam), để tham gia vào quá trình xét xử; còn thẩm phán là những người có trình độ cao về luật pháp, được đào tạo nghiệp vụ xét xử, là những "chuyên gia pháp lý". Trong các phiên tòa xét xử các vụ án, thẩm phán là người quan tâm nhiều hơn đến việc áp dụng pháp luật thế nào để xử lý vụ án đúng pháp luật thì hội thẩm có thể được xem là những người làm công tác "chính trị" trong phiên tòa. Có thể nói, hội thẩm tham gia xét xử nhằm thu hẹp khoảng cách giữa pháp luật và cuộc sống trong hoạt động áp dụng pháp luật của tòa án khi xét xử. Pháp luật không thể quy định chi tiết theo hướng lượng hóa tất cả mọi trường hợp xảy ra trong đời sống xã hội, ví dụ như trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, hay các chi phí hợp lý cho việc mai táng trong các vụ án tranh chấp về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm…Hoạt động áp dụng pháp luật trong những trường hợp nêu trên rất cần ý kiến, quan điểm của hội thẩm, với tư cách là chủ thể xét xử, đại diện cho tiếng nói của nhân dân, đưa những kinh nghiệm sống, vốn hiểu biết của mình về đạo đức xã hội, những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng; hay theo thông lệ chung trong cộng đồng thì như thế nào được coi là các chi phí hợp lý cho việc mai táng trong trường hợp bị thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; hay hành vi phạm tội của bị cáo có đáng được hưởng sự khoan hồng của pháp luật hay không… Như vậy, hội thẩm đã mang tới phiên tòa hơi thở của cuộc sống thực tiễn đang diễn ra sinh động. Hội thẩm đóng vai trò là người đưa pháp luật gần với thực tiễn hơn, làm cho các bản án, quyết định của tòa án mang tính "chính trị hơn" và do đó, cần có sự hiện diện của đại diện nhân dân trong hoạt

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 36 - 38)

w