Tiêu chuẩn hội thẩm

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 95 - 96)

Điều 85 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định, một người đểđược bầu làm hội thẩm tòa án phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau: "1) Là công được bầu làm hội thẩm tòa án phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau: "1) Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. 2) Có kiến thức pháp luật. 3) Có hiểu biết xã hội. 4) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao."

Ngoài các quy định về tiêu chuẩn của hội thẩm được quy định tại Điều 85Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 nêu trên, cần tham khảo áp dụng Thông tư Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 nêu trên, cần tham khảo áp dụng Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-TANDTC-UBTWMTTQVN ngày 01-3-2004 của Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi lựa chọn người để bầu làm hội thẩm đó là: người chưa bao giờ bị kết án (kể cả trường hợp đã bị xóa án tích); những người đang công tác tại các cơ quan tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, thi hành án, luật sư và cả những người đang làm việc tại các tổ chức luật sư, tư vấn pháp lý thì không được giới thiệu để bầu làm hội thẩm nhân dân; ngoài thể lực cần thiết, còn bao gồm yếu tố ngoại hình đó là không có dị tật, dị hình ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của người hội thẩm; tuổi của hội thẩm là 70 tuổi trở xuống đối với nam và 65 tuổi trở xuống đối với nữ; chú ý lựa chọn những người thuộc các tổ chức xã hội, các đoàn thể ở địa phương như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công đoàn, hội nông dân, hội cựu chiến

binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, đại diện cho hoạt động giáo dục, hoạt độngdoanh nghiệp, hoạt động tôn giáo [94]. doanh nghiệp, hoạt động tôn giáo [94].

Có thể thấy rằng pháp luật quy định cho hội thẩm những quyền và nghĩa vụpháp lý rất quan trọng trong hoạt động xét xử, do đó, ngày càng đòi hỏi ở đội ngũ pháp lý rất quan trọng trong hoạt động xét xử, do đó, ngày càng đòi hỏi ở đội ngũ hội thẩm nhiều hơn về kiến thức chuyên môn. Nhưng nếu "thẩm phán hóa", "chuyên môn hóa" đội ngũ hội thẩm sẽ làm cho hoạt động xét xử mất đi tính dân chủ trong hoạt động xét xử và sẽ không cần sử dụng đến đội ngũ hội thẩm như hiện nay. Tuy nhiên, pháp luật quy định trình độ của hội thẩm như hiện nay là có kiến thức pháp luật mà không rõ ở mức độ nào thì chất lượng xét xử sẽ không như mong muốn. Đây cũng là vấn đề đặt ra khi hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của hội thẩm, nên quy định tiêu chuẩn về kiến thức pháp luật của hội thẩm ở mức cần thiết để họ có thể tự tin, giữ vững bản lĩnh và độc lập khi xét xử.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI THẨM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Luận án Tiến sĩ) (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w