Việc phải tuyên thệ khi nhậm chức của hội thẩm đã được ghi nhận tại Điềuthứ 25 Sắc lệnh số 13/SL ngày 24-01-1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt thứ 25 Sắc lệnh số 13/SL ngày 24-01-1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khi các phụ thẩm (hội thẩm) nhậm chức tại phiên toà đầu sẽ đọc lời tuyên thệ rằng: "Tôi thề trước Công lý và nhân dân rằng tôi sẽ suy xét cẩn thận những án đem ra xử, không hề ăn hối lộ, vì nể, vì sợ hãi, vì tư lợi hay thù oán riêng mà bênh vực hay làm hại một bị can nào. Tôi sẽ cứ công bằng mà xét định mọi việc”, "Tôi thề sẽ không bao giờ tiết lộ ra ngoài những điều bàn bạc trong lúc nghị án" [12]. Quy định này nhằm bảo đảm khi xét xử, các phụ phẩm bằng lý trí sáng suốt và lương tâm ngay thẳng của mình mà xem xét sự việc một cách công bằng, không vị nể, không lợi ích riêng tư. Do vậy việc bổ sung quy định
của pháp luật về việc khi nhậm chức và trước khi xét xử, hội thẩm phải tuyên thệ làcần thiết, nhằm bảo đảm tính vô tư, khách quan và công bằng của hội thẩm khi cần thiết, nhằm bảo đảm tính vô tư, khách quan và công bằng của hội thẩm khi tham gia xét xử các vụ án, đồng thời thể hiện sự long trọng, trang nghiêm của họ khi được trao trọng trách cao quý, tôn vinh vị thế và nâng cao trách nhiệm của họ, tạo niềm tin của nhân dân vào những người đại diện cho mình để thực thi công lý. Điều này phù hợp với các nền văn hoá xét xử chung của nhiều nước có nền tư pháp tiến bộ trên thế giới như ở Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp...Quy định tuyên thệ của hội thẩm không chỉ khi nhậm chức mà cần quy định ngay cả trước mỗi phiên toà xét xử. Nội dung của lời tuyên thệ phải thể hiện sự trang trọng, uy nghiêm nơi pháp đình, thể hiện tính công bằng, vô tư, khách quan, minh bạch trong hoạt động xét xử. Việc tuyên thệ sẽ nhắc nhở hội thẩm ý thức trách nhiệm là người đại diện nhân dân khi tham gia trực tiếp hoạt động xét xử, đồng thời cũng tạo niềm tin cho những người tham dự phiên toà về một phán quyết đúng đắn, công bằng của hội đồng xét xử nhân danh nhà nước.
- Xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp của hội thẩm
Việc xây dựng quy tắc về đạo đức nghề nghiệp của hội thẩm phù hợp yêucầu của thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế. Do đó, cần sớm ban hành quy tắc về cầu của thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế. Do đó, cần sớm ban hành quy tắc về đạo đức nghề nghiệp của hội thẩm. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp hội thẩm sẽ quy định những yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất cần có của hội thẩm; những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của hội thẩm trong hoạt động tố tụng, trong quan hệ công tác, trong quan hệ với những người tiến hành tố tụng, với những người tham gia tố tụng và trong mối quan hệ hành chính..., quy định về cơ chế khen thưởng và xử lý vi phạm đối với hội thẩm.
Trong quy tắc đạo đức nghề nghiệp của hội thẩm cần quy định cụ thể về tácphong cần có và khả năng giao tiếp của hội thẩm. Cụ thể, khi tham gia xét xử tại phong cần có và khả năng giao tiếp của hội thẩm. Cụ thể, khi tham gia xét xử tại phiên tòa cần có tác phong chững chạc, nghiêm túc, không được tỏ thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt là không được biểu thị những hành vi nóng nảy, bực tức hoặc có thái độ trước kết quả giải quyết vụ án, thái độ trước bị cáo, đương sự. Trong văn hóa giao tiếp xét xử, hội thẩm phải sử dụng ngôn
ngữ phù hợp với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, sử dụng từ ngữ phổ thông,ngắn gọn rành mạch, có sức thuyết phục, không được sử dụng những từ ngữ có tính ngắn gọn rành mạch, có sức thuyết phục, không được sử dụng những từ ngữ có tính chất xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm những người tham gia tố tụng hoặc có định kiến trong quá trình xét xử. Những chuẩn mực giao tiếp có tính văn hoá của hội thẩm tại phiên toà cần được quy định thành những tiêu chuẩn chung để làm căn cứ xem xét khi tiến hành bầu, cử hội thẩm. Nội dung này cũng cần đưa vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho hội thẩm.